<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Trường từ tính có hai loại: loại trường đồng nhất và loại trường không đồng nhất. Do hình dạng và sự phân bố́ của các cực nam châm mà trong không gian làm việc của máy phân ly tạo ra những từ tính không thống nhất. Lực hút của nam châm (N) được xác định theo công thức: ; trong đó: B - cường độ cảm ứng từ, N; S - diện tích tiết diện của cực nam châm, m2.

Các cột nam châm loạị ВIмМ - 2 - 3 (hình 4.8 a) có khung gỗ hay nhôm 1 và các khối nam châm 3, chúng có thể quay xung quanh trục một góc 900 nhờ tang quay 2. Loại cột BKM - 3 - 7 (hình 4.8 b) các nam châm 1 được đẩy tới hay rút ra theo một hướng khi tiến hành làm sạch hay thay thế.

b)a)

Kích thước các thỏi nam châm

Hình 4. 8. Các cột nam châm:

a- ВIмМ-2-3:1- khung; 2- Tay quay;3- Khối nam châm; 4- Lỗ thoát; 5- Cửa quan sát; 6- Vít điều chỉnh; 7- Tấm hướng; b- ВIмМ-3-7: 1- Bộ nam châm; 2- Hộp

Bảng 4.4. Đặc tính kỹ thuật của các cột nam châm

Tên gọi ВKM2-1,5 ВKM2-3 ВKM2-5 ВKM2-7,5 ВKM3-7 ВKM4-5 ВKM2-3
Số nam châm, cáiChiều dài của đường từ tính, mmSố đường từ tính 121502 243002 405002 607502 847003 805004 243002
Vật liệu nam châm Hợp kim manico (3Cu, 8Al, 14Ni, 24Co, 51Fe)

Tang điện từ cố định là bộ phận chính của máy phân ly điện từ loại tang quay và loại băng tải có hệ từ tính cố định. Đoạn ống 2 làm từ vật liệu mỏng không có từ tính được quay quanh tang điện từ cố định (hình 4.9, bảng 4.5).

Bảng 4.5. Đặc tính kỹ thuật của máy phân ly điện tử

Tên gọi Г1-ФЭт ФIт1-т
Năng suất hạt, tấn/hKích thước tang, mm:đường kínhbề dày làm việcSố vòng quay của tang, độ/sCông suất thiết kế, kW 20400510180 hay 901,0 125004151,22,2

Đối với máy phân ly điện từ có tang quay, sản phẩm từ phễu nhận 3 đưa vào trục nạp liệu 4 để đảm bảo tải đều sản phẩm đến đoạn ống quay. Trong máy phân ly có băng tải, sản phẩm từ phễu nhận 3 cho vào băng tải chuyển động, khi các tạp chất kim loại rơi vào trường từ thì bị giữ lại trên bề mặt của đoạn ống quay, cho đến khi nào dưới tác dụng của trọng lực vẫn không bị rơi vào thùng 6. Dùng chổi để lấy các tiểu phần nhỏ ra khỏi tang quay hay ra khỏi băng tải.

Sản phẩm được làm sạch hết kim loại thì cho ra khỏi máy qua rãnh thoát 7. Để làm sạch có kết quả hơn thì hệ điện từ của máy phải là hệ nhiều cực, bố trí theo thứ tự dọc đường chuyển dịch của sản phẩm. Động cơ 9 làm quay các đoạn ống của máy.

Hình 4.9: Máy phân ly điện từ. a- Dạng tang quay; b- Dạng băng tải:1- Tang điện từ; 2- Đoạn ống; 3- Phễu nhận; 4- Trục nạp liệu; 5- Băng tải vận chuyển; 6- Thùng thu nhận; 7- Rãnh thoát; 8- Chổi; 9- Động cơ.a)b)

THÙNG CHỨA

Để bảo quản ngắn hạn các vật liệu rời và đảm bảo hoạt động nhịp nhàng của thiết bị thường người ta bố trí các thùng chứa ở đầu và cuối băng tải, dưới xyclon của các thiết bị sấy và thiết bị vận chuyển thủy lực, trước và sau các máy nghiền, trước và sau các máy phân loại. Thùng chứa được sử dụng rộng rãi cùng với các bộ phận nạp liệu, các bộ phận định lượng trong tất cả các công đoạn sản xuất các sản phẩm tổng hợp sinh học. Thùng chứa có các dạng trụ, chóp, cầu (hình 4.10 a, h). Phụ thuộc vào hình dáng của thùng chứa mà việc chuyển nguyên liệu có dạng cột chảy bình thường (hình 4.10 e), dạng thuỷ lực khi tất cả khối nguyên liệu cùng chuyển (hình 4.10 g) và dạng hổn hợp (hình 4.10 h).

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10752/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp' conversation and receive update notifications?

Ask