<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Khi chuyển bình thường thì tốc độ chuyển động của nguyên liệu (m/s) được xác định theo công thức:
trong đó: Ku- hệ số chuyển (đối với vật liệu ẩm dạng bụi Ku = 0,221, dạng hạt Ku = 0,6 và dạng cục Ku = 0,4);
R - bán kính thuỷ lực của lỗ (được xác định bằng tỷ số giữa diện tích của lỗ / chu vi), m.
Khi chuyển dịch dạng thuỷ lực thì tốc độ chuyển động của vật liệu (m/s) được xác định theo công thức :
trong đó: h - chiều cao của vật liệu trong thùng chứa, m.
Tiêu hao nguyên liệu từ thùng chứa (m3/h):
trong đó: F - diện tích lỗ thoát (đối với bột và hạt nhỏ mịn thường lấy 0,09 m2).
Để ngăn ngừa sự treo liệu và tạo tự do cốt liệu, trong thùng chứa thường trang bị thêm bộ làm tơi hay bộ rung. Để điều chỉnh việc cấp liệu cho thùng chứa thường dùng cửa van với các dạng tấm chắn, quạt chắn, van chắn...
Hình 4.10. Các loại thùng chứah)a)g)b)c)d)e)
CÁC BỘ ĐỊNH LƯỢNG MÔI TRƯỜNG THỂ HẠT VÀ THỂ LỎNG
Các bộ định lượng để tải đều nguyên liệu vào thiết bị, đồng thời cũng được sử dụng ở các công đoạn sản xuất cuối cùng. Trong trường hợp đầu chúng được gọi là bộ nạp liệu. Trong sản xuất vi sinh, các bộ định lượng môi trường dạng hạt có nguyên tắc tác động khác nhau: tác động gián đoạn (định lượng theo thể tích, định lượng theo trọng lượng) và tác động liên tục.
Bộ định lượng theo thể tích
Để định lượng liên tục theo thể tích của muối, bột, cám, bã, bán thành phẩm và thành phẩm của công nghiệp vi sinh thường người ta sử dụng các bộ định lượng theo thể tích có các dạng sau: vít tải, âu, rung, vít rung điều khiển bằng phương pháp thủ công, bằng điện hay bằng khí động học.
Năng suất của các bộ định lượng được điều chỉnh bằng cơ cấu điều hành của bộ dẫn động bằng điện hay bằng khí động học.
Bộ nạp liệu dạng âu. Được sử dụng để tải các vật liệu dạng hạt hay dạng bột có mật độ xếp đến 1,8 g/cm3, kích thước hạt đến 10 mm và nhiệt độ đến 1000C.
Bộ nạp liệu gồm rôto lắp cố định trên trục và cơ cấu dẫn động. Các cơ cấu dẫn động gồm ổ chìa, bộ truyền động trục vít và cơ cấu bánh cóc (hình 4.11).
.
Hình 4.11. Bộ nạp liệu kiểu âu:1,4 - Các nắp biên; 2- Vỏ; 3- Rôto; 5- Trục; 6- Cơ cấu bánh cóc; 7- Chốt; 8- Cam; 9- Trục vít; 10- Vô lăng; 11- Đai ốc; 12- Trục vít
Bộ nạp liệu được bọc trong vỏ và có các khớp nối ống nạp liệu và thải liệu.
Điều chỉnh năng suất của bộ nạp liệu (dạng âu có cơ cấu điều khiển khí động) được dẫn động bằng màng khí nén, còn trong các bộ nạp liệu có các cơ cấu điều khiển bằng điện thì việc điều chỉnh năng suất nhờ cơ cấu chấp hành bằng điện.
Năng suất của bộ nạp liệu phụ thuộc vào loại kích thước và dao động trong khoảng: 0,14 1,3; 0,7 3,6; 1,5 14,2; 5 56 m3/h với số vòng quay của rôto 0,03 0,31 và 0,035 0,33 vòng /s.
Notification Switch
Would you like to follow the 'Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp' conversation and receive update notifications?