<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Bảng 6.2. Độ không cân bằng cho phép của ô tô -53 và Zin-130
Loại chi tiết | Đặc điểm cân bằng | ||
Độ không cân bằng m.r cho phép (g.cm) | |||
-53 | Zin-130 | ||
Trục khuỷu | Cân bằng động | 15 | 30 |
Trục khuỷu-bánh đà -ly hợp | Cân bằng động | 70 | 120 |
Cánh quạt gió | Cân bằng tĩnh | 15 | 20 |
Bánh đà | Cân bằng tĩnh | 35 | 50 |
Ly hợp | Cân bằng tĩnh | 35 | 50 |
Các đăng lắp đầy đủ | Cân bằng động | 50 | 70 |
Gõ: giữa hai lớp kim loại bị tróc sẽ có tiếng kêu khác với chỗ không tróc (dùng âm thanh).
Xoa phấn: thoa dầu hoả lên bề mặt kiểm tra; lau sạch, rắc phấn lên, chỗ có vết nứt dầu chừa lại sẽ thấm lên, như vậy sẽ cho ta xác định được vết nứt.
Dùng khí nén bơm vào bên trong, xoa xà phòng bên ngoài hoặc nhúng vào trong nước, nếu có bọt khí chứng tỏ chỗ đó đã bị nứt.
Dùng nước áp lực 3 ÷ 5 at đưa vào để kiểm tra. Thường được áp dụng để kiểm tra két nước, bao kín đường ống...
Phương pháp này chỉ áp dụng được cho các chi tiết có khả năng nhiễm từ (những chi tiết làm bằng sắt) để phát hiện những vết nứt trên bề mặt. Thực chất của phương pháp này là đặt chi tiết trong một từ trường của nam châm điện nhằm tạo ra sự nhiễu từ và hình thành cực từ phụ tại hai đầu vết nứt, sau đó rắc bột sắt hoặc bột ô xít sắt (Fe3O4) lên bề mặt. Tại chỗ có vết nứt, bột sắt sẽ tụ lại ở các cực từ nên rất dễ quan sát, hình 6.28. | Hình 6.28 Phát hiện vết nứt bằng phương pháp từ trường |
Đường sức từ của nam châm phải đặt vuông góc với trục vết nứt mới tạo ra được sự phân cực rõ rệt. Vì vậy, cần bố trí 2 nguồn từ trường vuông góc nhau để lần lượt phát hiện các vết nứt chạy dọc và vết nứt chạy ngang.
Đối với chi tiết trục, thường có các vết nứt mỏi theo phương hướng kính và các vết nứt dọc trục do chịu mô men xoắn lớn (khi bị bó bạc). Khi kiểm tra vết nứt mỏi sử dụng khung dây quấn vào đoạn trục, hoặc dùng ngay dây dẫn quấn quanh trục một vài vòng rồi cho dòng điện một chiều chạy qua để tạo từ trường dọc. Khi kiểm tra các vết nứt dọc trục, cho trực dòng điện một chiều chạy từ đầu này sang đầu kia của trục để tạo từ trường vòng cắt các vết nứt.
Với các chi tiết có độ từ thẩm yếu (ít nhiễm từ), thường duy trì nguồn nam châm điện hoặc nam châm vĩnh cửu.Với các chi tiết có độ từ thẩm cao, gây nhiễm từ ban đầu cho chi tiết và sử dụng từ dư trên chi tiết để kiểm tra. Như vậy, khi kiểm tra xong, phải khử từ dư cho chi tiết, nếu không khử từ dư, sau này các mạt sắt do mài mòn sẽ bám vào bề mặt gây cào xươc bạc và trục.Khi tạo từ bằng dòng điện một chiều thì phương pháp khử từ là cho dòng điện ngược chiều với dòng điện từ hoá ban đầu rồi giảm dần dòng điện này xuống không, chú ý trong quá trình khử từ phải thay đổi thường xuyên chiều cực để tránh chi tiết bị nhiễu từ mới. Cũng có thể dùng dòng điện xoay chiều đặt lên chi tiết và giảm dần xuống không. | Hình 6.29 Cách đặt từ trường lên chi tiết |
Sử dụng dung dịch có chứa chất phát quang với thành phần: 75% dầu hỏa +15% dầu biến thế + 10% ben zôn + (3 ÷ 5)g/lít chất phát quang Fluorexein để bôi lên bề mặt. Sau đó lau sạch và sấy nóng ở nhiệt độ 60 ÷ 700C cho chất phát quang từ vết nứt tiết ra, dùng đèn tia cực tím chiếu lên bề mặt, ở chỗ có vết nứt, chất phát quang sẽ tiết ra sẽ tạo thành ánh sáng xanh lục rất dễ nhận thấy. Sơ đồ kiểm tra bằng quang tuyến giới thiệu trên hình 6.30. | Hình 6.30 Kiểm tra vết nứt bằng quang tuyến. 1_hộp đèn, 2_kính lọc tia, 3_đèn chiếu tia, 4_biến thế cao áp, 5_biến thế nguồn, 6_chi tiết kiểm tra. |
Dựa trên hiện tượng phản xạ xung siêu âm, khi các xung phát ra và được ghi lại trên dao động kí điện tử có hình dạng đều đặn, chứng tỏ chi tiết không bị rỗ. Khi gặp phải chỗ rỗ, xuất hiện trên màn hình các xung phản xạ sẽ xác định được chiều sâu và kích thước của khuyết tật, hình 6.31. | Hình 6.31 Kiểm tra rỗ theo hiệu ứng xung1_chi tiết, 2_cực phát siêu âm, 3_bộ khuếch đại xung phản xạ, 4_ống dao động kí, 5-6-7_các bộ điều biến xung, 8_ chùm tia siêu âm, 9_vết rỗ ngầm. |
Notification Switch
Would you like to follow the 'Giáo trình chẩn đoán kỹ thuật ô tô' conversation and receive update notifications?