<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
- Biến dạng: cong, xoắn gây sai lệch góc công tác (đối với trục khuỷu) hoặc vi phạm chế độ lắp ghép giữa trục và bạc do các cổ mất đồng tâm gây nên.
- Kiểm tra vết nứt trên bề mặt ở những vùng chuyển tiếp giữa cổ trục và má. Những nơi có gờ cạch sắc hoặc những rãnh xước tế vi trên bề mặt trục do mỏi.
Kiểm tra ở các cổ biên, cổ chính, cổ lắp bánh răng, cổ lắp ổ bi trục sơ cấp hộp số, chiều dài cổ lắp bạc hạn chế dọc trục...
Hình 6.6. Dụng cụ đo đường kính trục
Dựa vào đặc tính hao mòn, kích thước và yêu cầu độ chính xác của chúng để chọn dụng cụ đo và phương pháp kiểm tra thích hợp:
Ví dụ kiểm tra mòn trục khuỷu: hình 6.7
Hình 6.7. Kiểm tra mòn trục khuỷu | - Vị trí kiểm tra: chọn tiết diện I-I, II-II cách má khuỷu 5 ÷10mm để đo lượng mòn. Ở mỗi tiết diện kiểm tra theo các phương vuông góc nhau (1-1, 2-2)- Dụng cụ đo: pamme có độ chính xác 1/100 ÷1/1000mm, thước cặp có độ chính xác 1/100mm |
- Xác định: lượng mòn, độ côn, độ ô van, lượng mòn không đều về một phía (lệch so với đưòng tâm). Trên mòn nhiều hơn, sâu hơn so với dưới (động cơ diesel) và ngược lại (động cơ xăng)
b1. Trục khuỷu:
- Xác định độ cong:
Chống tâm hai đầu trục khuỷu hoặc đặt 2 cổ 2 đầu lên 2 khôi V. Xoay trục khuỷu 1 vòng, mũi tỳ của đồng hồ so tỳ vào chỗ không mòn (ít mòn) sát lỗ dầu (vì chỗ đó ứng với rãnh của bạc nên không có ma sát) hoặc ở vai trục. Dao động của đồng hồ so sẽ cho ta xác định được độ cong của trục khuỷu.
Hình 6.8. Sơ đồ kiểm tra cong trục khuỷu bằng đồng hồ soa. Sử dụng chống tâm b. Sử dụng 2 khối V
Hình 6.9 Kiểm tra cong trục khuỷu theo độ thở | Độ cong trục khuỷu còn được xác định theo độ thở trục: . Hình 6.9H1_kích thước giữa hai má khuỷu đo phía dướiH2_kích thước giữa hai má khuỷu đo phía trên |
Hình 6.10 Kiểm tra xoắn trục khuỷu | - Xác định độ xoắn trục khuỷu: trục khuỷu được gối lên 2 khối V, hình 6.10. Dùng đồng hồ so kiểm tra các cổ 1 và 4 (đối với động cơ 4 xi lanh), hoặc 1 và 6 (đối với động cơ 6 xi lanh) ở đường sinh cao nhất. Hiệu số của 2 lần đo H chia cho bán kính khủyu trục là độ xoắn của trục. tg (rad) |
b2. Kiểm tra cong supap
Sơ đồ kiểm tra như hình 6.11. Khi xu páp bị cong sẽ làm cho đường tâm thân và nấm supap không vuông góc, làm cho xu páp đóng không kín và gây bó kẹt xu páp. Độ không vuông góc (hoặc không đồng tâm) không được vượt quá 0,025mm. Xu páp phải loại bỏ nếu độ mòn thân ≥ 0,1mm, bề dày tán nấm ≤ 0,5mm, hoặc phải nắn lại nếu độ cong thân ≥ 0,03mm.
Hình 6.11. Sơ đồ và dụng cụ kiểm tra cong xu páp1_giá dụng cụ; 2_khối V; 3_giá đồng hồ so; 4_bi tì; 5_tấm cữ; 6,7_các đồng hồ so
Cong theo x,y, xoắn theo z.
Lấy đầu to làm chuẩn định vị, kiểm tra đầu nhỏ
- Dùng đồng hồ so:+ Cong theo y: 1, 2 lệch pha. 1 tăng, 2 giảm hoặc 1 giảm, 2 tăng cùng lượng.+ Cong theo x: 3,4 cùng pha. 3, 4 cùng tăng hoặc cùng giảm và 1, 2 tăng so với chuẩn.+ Xoắn theo z: 3 tăng, 4 giảm hoặc 3 giảm, 4 tăng. | 1 3 2 4Hình 6.12 Kiểm tra cong, xoắn thanh truyền bằng đồng hồ so |
- Dùng V ngắn kiểm tra. Khi cong theo y có khe hở a, khi xoắn theo z có khe hở b. Hình 6.13.
Notification Switch
Would you like to follow the 'Giáo trình chẩn đoán kỹ thuật ô tô' conversation and receive update notifications?