<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Những yêu cầu cơ bản đối với các máy móc vận chuyển trong sản xuất vô trùng là phải tuân thủ nghiêm ngặt về độ vô trùng, độ kín của đường vận chuyển nhằm loại trừ bụi bặm và các chất hại khác ở dạng khí, bào tử,... có trong không khí. Các vật liệu làm nên thiết bị không tác động đến nguyên liệu và đặc biệt là phải bảo đảm tính chất ban đầu của nguyên liệu khi tháo dỡ khỏi thiết bị.
Các máy làm chuyển dịch vật liệu một cách liên tục theo hướng chuyển dịch ngang được gọi là máy vận chuyển, còn theo hướng chuyển dịch thẳng đứng được gọi là gàu tải. Các thiết bị có cơ cấu vận chuyển liên tục để chuyển dịch vật liệu từ công đoạn này sang công đoạn kế tiếp được gọi là băng tải.
Các máy vận chuyển trong công nghiệp được chia ra làm hai dạng: dạng vận chuyển bên ngoài và bên trong. Sự vận chuyển bên ngoài được sử dụng khi tải nguyên liệu, bán thành phẩm, nhiên liệu, các vật liệu chính và phụ về nhà máy để sản xuất và xây dựng, còn được sử dụng để chuyển thành phẩm và phế liệu sản xuất khỏi nhà máy. Vận chuyển bằng đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường hàng không, đường ống thuộc loại vận chuyển bên ngoài. Vận chuyển bên trong nhà máy dùng để chuyển dời vật giữa các phân xưởng và bên trong phân xưởng. Vận chuyển bên trong có tầm quan trọng đối với hoạt động của nhà máy.
Phân loại các máy vận chuyển theo các dấu hiệu đặc trưng sau: theo nguyên tắc tác động, theo loại và phương pháp chuyển dịch vật thể, theo mục đích và phương pháp của thiết bị ở vị trí sản xuất.
Theo nguyên tắc tác động, các thiết bị vận chuyển có tác động gián đoạn và liên tục. Trong các thiết bị vận chuyển liên tục thì các cấu tử mang vật thể và các môi trường chuyển động chỉ trong một hướng, việc nạp và tháo dỡ vật liệu được tiến hành trong thời gian chuyển động. Thiết bị tác động liên tục được sử dụng để chuyển dời hàng hóa hay luồng hàng hóa.
Trong các thiết bị này hàng hóa được vận chuyển nhờ các bộ phận kéo khác nhau: xích, băng tải, dây cáp hay theo nguyên tắc khác như vận chuyển bằng vít tải, rung, quán tính, trục lăn, trọng lực, cần. Ngoài ra còn dùng nguyên tắc khí động học và thủy lực.
Trong các thiết bị hoạt động theo nguyên tắc tuần hoàn, các cơ cấu nhấc tải được thực hiện theo chu kỳ khi tải hàng hóa, còn khi không có hàng hóa theo hướng ngược lại, tải và dỡ hàng hóa khi ngừng hoạt động. Khi hoạt động các thiết bị này cũng cần thiết phải tiêu hao thời gian cho chu kỳ tải. Trong các thiết bị này có thể có các cơ cấu nâng (kích, tời, thang, trục kíp); để dịch chuyển ngang hàng hóa (xe kích, máy bốc xếp, máy cạp); để chuyển dời trong không gian (cần trục quay).
Notification Switch
Would you like to follow the 'Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp' conversation and receive update notifications?