<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
L- chiều dài chuyển dịch của nguyên liệu, m;
- hiệu suất của bộ truyền động ( = 0,5 0,6);
- nguồn năng lượng riêng để chuyển dịch nguyên liệu, kW.h/ (tấn.m); (đối với băng tải có độ rung cân bằng = 0,005 0,008, đối với băng tải có độ rung điện từ = 0,0035 0,006, với các băng tải 2 ống có bộ rung thanh truyền lệch tâm = 0,002 0,005, đối với các băng tải ngắn, không cân bằng với chiều dài dưới 10 m = 0,01).
Cơ cấu làm chuyển dịch nguyên liệu dạng hạt với không khí trong đường ống dưới áp suất được gọi là cơ cấu vận chuyển bằng khí nén. Trong công nghệ vi sinh, các nguyên liệu như cám, bột, bã củ cải, mạt cưa, vỏ bào được vận chuyển từ kho vào phân xưởng gia công bằng khí nén.
Thiết bị vận chuyển bằng khí nén có năng suất lớn đến 400 tấn/h với khoảng chuyển dời đến 100 m hoặc lớn hơn, lên cao đến 100 m.
So với vận chuyển bằng cơ học thì vận chuyển bằng khí nén có nhiều ưu điểm hơn (đơn giản về kết cấu, an toàn và dễ dàng vận hành, độ kín tuyệt đối, cơ khí hóa và tự động hóa các công đoạn vận chuyển, điều kiện vệ sinh và sự kết hợp với các thiết bị khác trong công đoạn). Nhược điểm chính của thiết bị này là tiêu hao năng lượng lớn đến 0,4 KW.h cho 1 tấn nguyên liệu. Nguyên tắc tác động của các thiết bị khí nén dựa trên cơ sở chuyển động của nguyên liệu trong dòng không khí.
Các loại khí nén được chia ra làm ba loại: hút, đẩy và nén - hút (hình 3.7).
Hình 3.7. Thiết bị vận chuyển bằng khí nén:a- Thiết bị hút; b- Thiết bị đẩy; c- Thiết bị nén-hút1- Cơ cấu nạp liệu; 2,4- Đường ống; 3- Xyclon phân chia; 5- Xyclon lọc; 6- Máy đẩy không khí; 7- Tiêu âm; 8- Cửa âub)c)a)Trong thiết bị hút (hình 3.7a), nhờ máy hút 6 tạo ra hạ áp mà không khí vào bộ nạp liệu 1 và khi qua lớp nguyên liệu sẽ kéo theo nó làm chuyển dịch theo đường ống dẫn 2 vào xyclon phân chia 3. Tại đây nguyên liệu được phân chia, còn không khí nhiễm bụi qua đường ống 4 vào xyclon lọc 5 rồi thải ra ngoài (nhờ máy đẩy không khí 6) qua tiêu âm 7 vào khí quyển. Nguyên liệu được thải ra ngoài từ xyclon phân chia 3 nhờ cửa âu 8. Ưu việc của các thiết bị hút là ở chỗ: do hạ áp trong hệ mà sự thải bụi bị loại trừ. Điều đó cho phép sử dụng chúng để vận chuyển các nguyên liệu dễ tạo bụi (cám, bột, trấu, các chủng nấm mốc được nghiền nhỏ) tới các thiết bị trong dây chuyền công nghệ. Nhược điểm chính là không có khả năng tạo ra sự giảm áp suất đáng kể làm hạn chế khoảng cách chuyển dịch nguyên liệu và cần thiết phải bịt kín ở những vị trí tháo liệu.
Thiết bị vận tải nén (hình 3.7b) hoạt động như sau: máy đẩy làm nén không khí trong hệ vận chuyển, khi tạo áp suất trong hệ lớn hơn áp suất khí quyển (áp suất - lớn nhất ở vị trí nạp liệu, nhỏ nhất ở vị trí tháo liệu). Đẩy không khí cùng nguyên liệu theo đường ống 2 vào xyclon phân chia 3. Tiếp theo xảy ra như các máy hút đã mô tả trên. Áp suất dư trong đường ống có thể đạt đến 400 600 KPa, điều đó cho phép chuyển dịch nguyên liệu đến 300 m hoặc hơn đến 1 vị trí hoặc nhiều vị trí tháo dỡ .
Notification Switch
Would you like to follow the 'Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp' conversation and receive update notifications?