<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Hình 6.7. Cuống bào tử và bào tử của Curvularia lunata (Sharma, 1998)
Đặc điểm
Pyricularia là một thành viên của họ Dematiaceae, bộ Moniliales; P. oryzae là nguyên nhân chính gây bệnh đạo ôn (nổ lốp) ở lúa; Nấm bệnh thường giết chết hoàn toàn cây con, đôi khi trên lúa trưởng thành, nó cũng nhiễm trên nhiều thực vật như cỏ mần trầu voi (Euleusine coracana) và kê (Setaria italica).
Hệ sợi nấm phát triển và phân nhánh, có vách ngăn, sợi nấm nội bào hoặc gian bào, tế bào thường nhiều nhân, cuống bào tử thường đơn, dài, mảnh, có hoặc không có vách ngăn, và thường không phân nhánh. Một nhóm cuống bào tử mọc trên chất nền, bào tử màu nâu nhợt, dạng quả lê ngược và có 2 vách ngăn (tạo 3 ngăn) (hình 6.8); Mỗi bào tử gắn với cuống bào tử bởi rốn hạt (hilum) như nhú lồi.
Bào tử được phóng thích khi ẩm độ rất cao đặc biệt vào ban đêm, có thể sự vỡ ra của rốn hạt gây phóng thích bào tử.
Massarina, một nấm Loculascomycetes được giới thiệu như giai đoạn hoàn chỉnh của Pyricularia aquatica, trong khi đó giai đoạn hoàn chỉnh của P.grisea là Magnaporthe grisea lại là nấm Pyrenomyceteous.
Conidia = bào tử đính, conidiophore = cọng mang túi bào tử
Hình 6.8. Cuống bào tử và bào tử của Pyricularia oryzae (Sharma, 1998)
Đặc điểm
Fusarium là chi lớn nhất trong Tuberculariaceae, chúng hoại sinh hoặc ký sinh trên nhiều cây trồng, cây ăn trái và rau. Nó là nguyên nhân chính làm héo rũ cây chủ. Hệ sợi nấm lan toả khắp mô mạch và lấp kín mạch gỗ. Sự lấp mạch gỗ sẽ cản trở quá trình chuyển vận nước làm héo cây (hình 6.9 A), Fusarium cũng sản xuất một số chất độc tiết vào mạch dẫn cây chủ cũng có thể gây héo rũ, nhiều loài thực vật bị Fusarium tấn công (hình 6.9. A). Sau đây là vài loài Fusarium gây bệnh héo lá và cây chủ (trong ngoặc đơn): F. udum (trên đậu săn Cajanus cajan), F.oxysporum bv. licopersici (trên cà chua Lycospersicon esculentum), F. lini (trên cây lanh Linum usitatissimum) F. solani (trên khoai tây Solanum tuberosum) và F. orthaceras (trên đậu mơ-đậu Thổ Nhĩ Kỳ Cicer arietium).
Hệ sợi nấm phân nhánh, có vách ngăn, sợi nấm thường không màu, chuyển màu nâu khi già. Hệ sợi nấm sản sinh độc tố tiết vào hệ mạch gây héo cây chủ.
Fusarium sinh sản vô tính trung bình giữa 3 kiểu bào tử vô tính là bào tử đính lớn (Macroconidia), bào tử đính nhỏ (Microconidia) và bào tử vách dày (hậu bào tử - Chlamydospores).Macroconidia dài, nhiều nhân, hình liềm hoặc thân cong sinh ra từ cuống bào tử. Đầu và cuối bào tử lớn thuôn nhọn (hình 6.9 C); Một vài loài bào tử lớn tách rời và không gắn trên cuống bào tử, những tế bào sinh bào tử lớn gọi là thể bình (phialide) (hình 6.9.B).
Tiểu bào tử đính thường đơn nhân đôi khi 2 ngăn, hình cầu hoặc hình trứng được sinh ra từ một thể bình hay những cuống bào tử phân nhánh hoặc không phân nhánh (hình 6.9 D); Tiểu bào tử đính thường được giữ trong một nhóm nhỏ và tiểu bào tử đính của Fusarium rất giống bào tử của Cephalosporium vì thế giai đoạn này thường được qui vào nấm Cephalosporium.
Bào tử vách dầy (hình 6.9 E) hình tròn hoặc hình trứng, vách dày, nằm tận cùng hoặc chen giữa các sợi nấm giả. Chúng có thể phát triển đơn hoặc thành chuỗi, chúng tách ra và mọc các ống mầm nếu bào tử gặp điều kiện thuận lợi, Hậu bào tử hay bào tử vách dầy rất bền và tồn tại độc lập trong thời gian dài.
Notification Switch
Would you like to follow the 'Giáo trình môn nấm học' conversation and receive update notifications?