<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Tổng hợp những nghiên cứu về vai trò của Gibberellin lên sự ra hoa xoài, Protacio (2000) cho rằng cây xoài đủ khả năng ra hoa khi hàm lượng Gibberellin trong chồi ở mức thấp nhất hay hàm lượng Gibberellin giảm đến mức không phát hiện được ở giai đoạn 6 tuần trước khi ra hoa (Tongumpai và csv., 1991). Do đó, biện pháp nhằm làm giảm nồng độ của Gibberellin được tổng hợp trong rễ như biện pháp cắt rễ sẽ thúc đẩy sự ra hoa (Bugante và csv., 1998). Một hiệu quả chủ yếu của Gibberellin là sự huy động chất carbohydrate bằng cách thúc đẩy sự thoái hóa carbohydrate thành glucose (Jacobsen và Chandler, 1987) do đó trong điều kiện có hàm lượng Gibberellin cao thì tinh bột không thể tích lũy được. Sự giảm hàm lượng Gibberellin còn làm gia tăng hàm lượng ABA. Điều nầy giải thích vì sao sự giảm hàm lượng Gibberellin trong thân dưới một ngưỡng nào đó là yếu tố đầu tiên thúc đẩy quá trình ra hoa.
Tóm lại, Hàm lượng Gibberellin trong chồi cao sẽ ngăn cản sự hình thành mầm hoa và điều nầy có thể khắc phục bằng cách áp dụng các chất có tác dụng ức chế quá trình sinh tổng hợp Gibberellin (Pandey, 1988).
Cytokinin (CYT)
CYT có trong hầu hết các mô, đặc biệt là mô phân sinh ngọn rễ. CYT dược tổng hợp tại rễ và chuyển lên chồi thân qua mô gỗ (xylem). Tuy nghiên, các chồi và phôi cũng là nơi tổng hợp CYT (Mai Trần Ngọc Tiếng, 1989; Bùi Trang Việt, 1998). CYT có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của chồi nách, giảm ưu thế chồi ngọn, gỡ trạng thái ngủ của chồi, tạo các cành hoa, làm chậm sự lão hóa của lá, tăng cường các chất dinh dưỡng về phía các bộ phận đang phát triển (Vũ Văn Vụ, 1983; Mai Trần Ngọc Tiếng, 1989). Ở mức tế bào, các CYT có tác dụng thúc đẩy sự phân chia tế bào và sự tăng trưởng tế bào, đồng thời làm tăng quá trình chuyển hóa acid nucleic và protein và điều chỉnh nồng độ calcium trong tế bào chất (Mai Trần Ngọc Tiếng, 1989; Vũ Văn Vụ và csv. 1993).
CYT ngoại sinh gây ra sự ức chế hay kích thích sự tượng hoa thay đổi tùy loài, nhưng ảnh hưởng kích thích nhiều hơn ức chế (Bernier và csv. 1993). Benzil adenine là nhu cầu trong môi trường cho sự ra hoa in vitro của Panax ginseng (Lee và csv. 1991). Hiệu quả của CTY phụ thuộc vào sự hiện diện hay vắng mặt của chất điều hòa sinh trưởng khác. CYT có vai trò quan trọng trong chuyển đổi ra hoa. Phân tích định lượng CTY nội sinh trong sự liên quan tới sự hình thành hoa cho thấy hàm lượng CTY ở ngọn rễ khí sinh của cây Aranda ra hoa cao hơn cây không ra hoa (Zhang và csv. 1993). Có lẽ CTY đóng vai trò quan trọng trong sự điều chỉnh quá trình nảy sinh hoa. Tuy nhiên, tác động kích thích của CTY, trong nhiều trường hợp, chỉ khi được cảm ứng hoặc gần cảm ứng (Metzer, 1995).
Tỉ lệ tới hạn của cytokinin trong rễ được khẳng định là yếu tố điều khiển sự phát triển chồi (Davenport và csv. 2001). Khi phân tích cytokinin trong dịch trích của mạch xylem ở bốn thời kỳ: khi lá mới phân hóa, lá trưởng thành, trước khi hình thành mầm hoa và sau khi hoa nở, Chen (1987) tìm thấy rằng hoạt động của chất như cytokinin trong dịch trích của mạch xylem trong thời kỳ trước khi hình thành mầm hoa và sau khi hoa nở nhiều hơn so với giai đoạn lá mới phân hóa và lá trưởng thành. Từ kết quả nầy tác giả cho rằng sự tổng hợp của cytokinin nội sinh ở rễ đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sự hình thành và phát triển của phát hoa và ông cho rằng việc thúc đẩy sự hình thành mầm hoa bằnh cách tăng mức độ cytokinin bên a1m là có thể được. Trên cây táo việc áp dụng cytokinin có tác dụng thúc đẩy sự hình thành mầm hoa rất mạnh (Lucwill, 1970; Bruinsma, 1979). Trên cây xoài, việc phun BA (N-(phenylmetyl)-1H-purin-6-amin) lên chồi trưởng thành cũng có tác dụng thúc đẩy sự hình thành mầm hoa ở một số trường hợp (Chen, 1985).
Notification Switch
Would you like to follow the 'Xử lý ra hoa' conversation and receive update notifications?