<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
DINH DƯỠNG CỦA VI SINH VẬT
Các chất dinh dưỡng đối với vi sinh vật là bất kỳ chất nào được vi sinh vật hấp thụ từ môi trường xung quanh và được chúng sử dụng làm nguyên liệu để cung cấp cho các quá trình sinh tổng hợp tạo ra các thành phần của tế bào hoặc để cung cấp cho các quá trình trao đổi năng lượng.
Quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng để thoả mãn mọi nhu cầu sinh trưởng và phát triển được gọi là quá trình dinh dưỡng.
Hiểu biết về quá trình dinh dưỡng là cơ sở tất yếu để có thể nghiên cứu, ứng dụng hoặc ức chế vi sinh vật.
Không phải mọi thành phần của môi trường nuôi cấy vi sinh vật đều được coi là chất dinh dưỡng. Một số chất rắn cần thiết cho vi sinh vật nhưng chỉ làm nhiệm vụ bảo đảm các điều kiện thích hợp về thế oxi hoá - khử, về pH, về áp suất thẩm thấu, về cân bằng lớn ... Chất dinh dưỡng phải là những hợp chất có tham gia vào các quá trình trao đổi chất nội bào.
Thành phần hoá học của tế bào vi sinh vật quyết định nhu cầu dinh dưỡng của chúng. Thành phần hoá học cấu tạo bởi các nguyên tố C, H, O, N, các nguyên tố khoảng đa lượng và các nguyên tố khoáng vi lượng. Chỉ riêng các nguyên tố C, H, O, N, P, S, K. Na đã chiếm đến 98% khối lượng khô của tế bào vi khuẩn E.Coli.
Bảng 2.1. Thành phần các nguyên tố chủ yếu của tế bào vi khuẩn E.Coli (S.E.Luria)
Nguyên tố | % Chất khô | Nguyên tố | % Chất khô | |
C | 50 | Na | 1,0 | |
O | 20 | Ca | 0,5 | |
N | 14 | Mg | 0,5 | |
H | 8 | Cl | 0,2 | |
P | 3 | Fe | ||
S | 1 | Các nguyên | 0,3 | |
K | 1 | tố khác |
Lượng chứa các nguyên tố ở các vi sinh vật khác nhau là không giống nhau. Ở các điều kiện nuôi cấy khác nhau, các giai đoạn khác nhau lượng chứa các nguyên tố trong cùng một loài vi sinh vật cũng không giống nhau. Trong tế bào vi sinh vật các hợp chất được phân thành 2 nhóm lớn: (1). Nước và các muối khoáng; (2). Các chất hữu cơ.
Bảng 2.2. Các nhóm hợp chất chủ yếu của tế bào vi khuẩn E. Coli
Loại hợp chất | Nước | Protein | ADN | ARN | Hidrat C | Lipit | Chất hữu cơ phân tử nhỏ | Các phân tử vô cơ |
Lượng chứa (%) | 70 | 15 | 1 | 6 | 3 | 2 | 2 | 1 |
Nước chiếm đếm 70 - 90% khối luợng cơ thể sinh vật. Tất cả các phản ứng xảy ra trong tế bào vi sinh vật đều đòi hỏi có sự tồn tại của nước. Ở vi khuẩn lượng chứa nước thường là 70 - 85%, ở nấm sợi thường là 85 - 90%.
Từ cổ xưa người ta đã biết sử dụng phương pháp sấy khô thực phẩm để đình chỉ sự phát triển của vi sinh vật. Việc sử dụng muối hoặc đường để bảo quản thực phẩm chẳng qua cũng chỉ nhằm tạo ra một sự khô cạn sinh lý không thích hợp cho sự phát triển của vi sinh vật.
Yêu cầu của vi sinh vật đối với nước được biểu thị một cách định lượng bằng độ hoạt động của nước (water activity, aw) trong môi trường. Độ hoạt động của nước còn được gọi là thế năng của nước (water potential, pw):
Ở đây p là áp lực hơi của dung dịch còn pO là áp lực hơi nước. Nước nguyên chất có aw = 1, nước biển có aw = 0,980, máu người có aw = 0,995, cá muối có aw = 0,750; kẹo, mức có aw = 0,700.
Mỗi sinh vật thường có một trị số aw tối thích và một trị số aw tối thiểu. Một số sinh vật có thể phát triển được trong môi trường có trị số aw rất thấp, người ta gọi chúng là các vi sinh vật chịu áp (osmophyl). Chẳng hạn aw có thể chấp nhận được của Saccharomyces rouxii là 0,850; của Saccharomyces bailii; của Pennicillium là 0,800; của Halobacterium, Halococcus là 0,750; của Xeromyces bisporus là 0,700 ...
Notification Switch
Would you like to follow the 'Vi sinh vật học môi trường' conversation and receive update notifications?