<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
e. Phương pháp ký hiệu đường
Dùng để thể hiện các hiện tượng và các đối tượng có dạng đường nét và những đối tượng có dạng kéo dài mà chiếu rộng không thể hiện theo tỷ lệ bản đồ.
Ví dụ: Các đường ranh giới, đường phân thuỷ, đứt gãy kiến tạo, đường giao thông sông một nét...
Các đặc trưng chất lượng, số lượng của đối tượng được truyền đạt bằng hình vẽ, màu sắc, cấu trúc, độ rộng của ký hiệu nét.
Phương pháp dùng để thể hiện những sự chuyển dịch khác nhau trong không gian, ví dụ di chuyển trên lãnh thổ của một hiện tượng nào đó, như hướng gió, sự vận chuyển hàng hoá, dòng biển hướng di cư của các loài động vật ...
Phương tiện truyền đạt thông tin thông thường là các mũi tên và các dãy, các đặc trưng chất lượng và số lượng được thể hiện thông qua hình dạng, cấu trúc, màu sắc và kích thước của ký hiệu. Hướng của các mũi tên chỉ hướng chuyển động, các ký hiệu đường chuyển động có thể mô tả chính xác hoặc mang tính chất sơ lược đường đi của chuyển động.
Dùng để thể hiện những hiện tượng biến đổi theo mùa hoặc có tính chất chu kỳ. Phương pháp biểu đồ định vị có khả năng thể hiện tiến trình, độ lớn, tính liên tục và tần xuất của hiện tượng. Ví dụ sự thay đổi trong năm của nhiệt độ không khí, lượng mưa, sự phân bố dòng chảy hàng năm của sông ngòi, hướng gió và sức gió tại các trạm bằng các biểu đồ, đồ thị được định vị.
Là phương pháp dùng các ký hiệu ngoài tỷ lệ để thể hiện các đối tượng để được xác định tại các điểm hoặc có kích thước không thể hiện được trên bản đồ hoặc diện tích của nó trên bản đồ nhỏ hơn diện tích của ký hiệu
Phương pháp ký hiệu có khả năng truyền đạt được các đặc trưng chất lượng, số lượng, cấu trúc, sự phát triển của các đối tượng và hiện tượng.
Các ký hiệu có thể phân ra làm 3 loại:
Ví dụ: để thể hiện bến cảng, sân bay ... các ký hiệu này có ưu điểm là trực quan song cũng như ký hiệu chữ khó xác định vị trí của đối tượng trên bản đồ.
Đó là phương pháp biểu thị các giá trị số lượng tuyệt đối của các sự vật hiện tượng trong từng đơn vị phân chia lãnh thổ thông qua các hình vẽ biểu đồ trong từng đơn vị phân chia đó. Có các dạng biểu đồ sau: vuông, tròn, biểu đồ cột. Tài liệu để thành lập bản đồ là số liệu thống kê. Phương pháp biểu đồ biểu thị được độ lớn, cấu trúc và trạng thái của hiện tượng.
Là phương pháp biểu thị các giá trị số lượng tương đối cường độ trung bình của một hiện tượng nào đó trong từng đơn vị phân chia lãnh thổ bằng cách tô màu hoặc gạch nét với cường độ phù hợp. Các bản đồ với phương pháp đồ giải được thành lập theo số liệu thống kê, ví dụ mật độ dân cư, diện tích đất gieo trồng trên đơn vị diện tích.
Notification Switch
Would you like to follow the 'Hệ thống thông tin địa lý' conversation and receive update notifications?