<< Chapter < Page Chapter >> Page >
  • Đường đẳng cao (bình độ, đồng mức) nối liền các điểm có toạ độ cao tuyệt đối tương đối giống nhau
  • Đường đẳng sâu
  • Đường đẳng áp
  • Đẳng trị thiên cùng độ lệch từ tính,...

Để xây dựng đường đẳng trị cần phải có đủ số lượng để các điểm trên bản đồ có giá trị hoặc chỉ số được xác định. Nối liền các điểm có giá trị như nhau. Kết hợp với phương pháp nội suy, ngoại suy bằng những đường cong đều đặn ta có các đường đẳng trị. Giá trị của các đường đẳng trị được ghi ở đầu hoặc ở giữa đường; đôi khi người ta tô màu vào khoảng giữa các đường đẳng trị. Phương pháp đường đẳng trị cho phép ta xác định chỉ số của hiện tượng được biểu thị ở bất kỳ điểm nào trên bản đồ. Dựa theo sự phân bố các đường đẳng trị ta có thể nghiên cứu đặc điểm và các qui luật phân bố biến đổi của hiện tượng. Điều này rất rõ với trường hợp các đường đẳng cao, đẳng sâu. Bản đồ xây dựng theo phương pháp đẳng trị cho phép ta tái hiện lại bề mặt thực tế hoặc trừu tượng của hiện tượng, thực hiện các phép đo đạc, nghiên cứu chi tiết với độ chính xác cao

b. Phương pháp nền chất lượng và số lượng

Dùng để biểu thị các hiện tượng có sự phân bố liên tục. Là phương pháp biểu thị những sự phân biệt về phương diện số lượng hoặc chất lượng của một hiện tượng nào đó trong phạm vi lãnh thổ biểu thị bằng cách phân chia lãnh thổ đó ra những phần dựa theo các dấu hiệu chất lượng đã xác định, mỗi phần được tô bằng một màu hoặc một dạng hình vẽ.

c. Phương pháp khoanh vùng

Được dùng để thể hiện các đối tượng hoặc các hiện tượng phân bố tính chất cá biệt, ví dụ sự phân bố của một số loại cây trồng hay loại động vật ... thực vật hoang dại, phân bố dân tộc thiểu số, khu vực có khoáng sản

Phân biệt vùng phân bố tuyệt đối và vùng phân bố tương đối.

  • Vùng phân bố tuyệt đối: hiện tượng được biểu thị không có ở ngoài phạm vi,
  • vùng phân bố tương đối hiện tượng được biểu thị vẫn có ở ngoài phạm vi nhưng đối với số lượng không đáng kể.

Trong phạm vi của từng vùng phân bố người ta tô màu, phân bố của các chấm hoặc ký hiệu, nét gạch, ghi chú ... để thể hiện nội dung ranh giới của vùng phân bố có thể được xác định và thể hiện rõ bằng đường nét liền, nét đứt hoặc không thể hiện.

d. Phương pháp chấm điểm

Dùng để biểu thị các hiện tượng phân bố rải rác trên lãnh thổ bằng cách sử dụng các điểm tròn kích thước như nhau và đại diện cho một số giá trị số lượng của các hiện tượng biểu thị giá trị đó gọi là trọng lượng của các điểm. Các điểm được đặt lên bản đồ sẽ có sự phân bố không đồng đều và có mật độ khác nhau tương ứng với sự phân bố thực của hiện tượng, sự phản ánh đúng đắn sự phân bố của các đối tượng bằng phương pháp điểm chỉ có thể đạt được nếu trên lãnh thổ tiến hành thống kê hiện tượng theo những đơn vị đủ nhỏ. Khi đó điều quan trọng là phải lựa chọn chính xác kích thước điểm và định ra giá trị cho nó, cần phải chọn kích thước điểm sao cho nơi đối tượng phân bố dày đặc nhất là các điểm không chồng chéo lên nhau. Các điểm được phân bố đều đặn trên phạm vi đã tiến hành thống kê hiện tượng.Do đó trên nền địa lý của bản đồ người ta vạch những đường ranh giới phụ thuộc bỏ đi sau khi phân bố các điểm. Có trường hợp sử dụng các điểm có màu sắc khác nhau để thể hiện các đặc trưng phụ thuộc đặc trưng chất lượng của đối tượng phương pháp chấm điểm sử dụng thành lập bản đồ dân cư, phân bố diện tích trồng trọt, ...

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Hệ thống thông tin địa lý. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10780/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Hệ thống thông tin địa lý' conversation and receive update notifications?

Ask