<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Để tạo một Project mới cho việc vẽ sơ đồ mạch ta thực hiện:

  • Chọn File  New Project… hoặc nhấp vào icontrên Menu bar
  • Khi hộp thoại ‘New Project’ xuất hiện: Chọn ‘Schematic’ và đặt tên project trong menu ‘Name’ (giả sử là BaiTN7). Có thể chọn thư mục lưu project này trong menu ‘Location’.

Môi trường vẽ mạch xuất hiện khi ta nhấp đúp vào ‘PAGE1’ (hình 7.3). Từ đây ta lần lượt đặt các linh kiện vào và kết nối để được sơ đồ mong muốn.

Hình 7.3 – Môi trường vẽ mạch điện của OrCAD

Sử dụng Menu tắt sau:

***SORRY, THIS MEDIA TYPE IS NOT SUPPORTED.***

(Hình 7.4)

Sinh viên hãy vẽ sơ đồ mạch như hình sau. Trong đó các thư viện linh kiện được sử dụng như sau:

  • Discrete: R, Capacitor Pol, Capacitor Non-Pol, Resistor Var, Photo PNP và Speaker.
  • Opamp: TL082
  • Amplifier: LM386

Lưu Schematic vừa vẽ với tên BaiTN7.

(Hình 7.5)

Tạo netlist

Sau khi lưu sơ đồ vừa vẽ, để tạo Netlist phục vụ cho việc vẽ mạch in ta thực hiện như sau:

  • Đóng cửa sổ ‘Schematic1:Page1’, quay về Project Management ‘BaiTN7’

***SORRY, THIS MEDIA TYPE IS NOT SUPPORTED.***

(Hình 7.6)

  • Chọn Tools – Annotate… để đánh số thứ tự cho linh kiện.
  • Chọn Tool – Create Netlist…. để tạo Netlist.
  • Khi cửa sổ ‘Create Netlist’ xuất hiện, ta chọn layout Tab (file dữ liệu netlist là BaiTN7.MNL), OK.

Nếu đảm bảo rằng có file BaiTN7.MNL trong thư mục hiện hành thì thoát khỏi OrCAD Capture để chuẩn bị cho việc vẽ mạch in.

Lưu ý: Trong phần trên chúng ta không đề cập đến chức năng Kiểm tra mạch của OrCAD và một số chức năng hổ trợ khác.

Vẽ mạch in (printed circuit board-pcb)

Khởi động OrCAD Layout bằng một trong các cách sau:

  • Chọn Layout Plus trong Start Menu của Window
  • Nhấp vào biểu tượngtrên desktop.
  • Chọn File  New để tạo một PCB layout mới

Sau thao tác này, cửa sổ ‘Load Template File’ xuất hiện, ta cần đặt đường dẫn chỉ đến file DEFAULT.tch trong OrCAD/Layout_plus/DATA. Sau đó thực hiện nạp file Netlist vừa tạo ở bước III.3.2 (ví dụ: BaiTN7.MNL).

Đặt footprint cho các linh kiện:

Nếu trong quá trình vẽ Schematic ta không chọn footprint cho các linh kiện mỗi khi đặt vào thì ở bước này OrCAD sẽ yêu cầu chọn kiểu chân cho các linh kiện theo menu sau:

(Hình 7.7)

Nhấp vào menu ‘Link existing footprint to component …’, chọn lựa kiểu chân phù hợp cho từng loại linh kiện. Ở bước này, kiểu chân linh kiện cần chọn đúng kích thước (có thể phải tạo các footprint mới). Đối với bài thí nghiệm này, sinh viên có thể tham khảo bảng sau:

Linh kiện Footprint Thư viện
R Jumper600 JUMPER
C CPCYL1/D.200/LS.100/.031 TM_CAP_P
Photo NPN TO92 TO
TL082, LM386 DIP.100/8/W.300/LS.100/.425 DIP100T
VR VRES1 VRES
Speaker CYL/D.150/LS.100/.31 TM_CYLND

Sắp xếp linh kiện: Quan sát menu bar, chọn chức năng thích hợp và sắp xếp các linh kiện trên board mạch. Ở bước này, nếu cần thiết ta có thể đưa vào thêm các linh kiện mới, chẳng hạn các lỗ (hold) để bắt ốc cho board mạch.

***SORRY, THIS MEDIA TYPE IS NOT SUPPORTED.***

(Hình 7.8)

Đặt kích thước các đường mạch và khai báo số lớp:

  • Chọn Options  Global Spacing … để đặt khoảng cách giữa Track, Via và Pad:

***SORRY, THIS MEDIA TYPE IS NOT SUPPORTED.***

(Hình 7.9)

  • Chọn Options  Jumper Settings …, OK hoặc View SpreadSheet  Layer để báo số lớp vẽ. Trong bài thí nghiệm này, ta vẽ board mạch 2 lớp, nên chỉ có TOP và BOTTOM là Routing.

***SORRY, THIS MEDIA TYPE IS NOT SUPPORTED.***

(Hình 7.10)

  • Chọn View SpreadSheet  Nets để đặt kích thước các đường mạch:

***SORRY, THIS MEDIA TYPE IS NOT SUPPORTED.***

(Hình 7.11)

Vẽ mạch: OrCAD hổ trợ nhiều nhiều chiến lược vẽ mạch. Để khai thác tốt các chiến lược này đòi hỏi phải có một số kinh nghiệm nhất định. Thông thường, người ta hay vẽ các đường Nguồn – Mass với các tụ lọc nguồn thích hợp trước, sau đó thực hiện vẽ tự động từng phần và cuối cùng kết nối các phần vừa vẽ. Nên nhớ rằng, chế độ vẽ tự động chỉ giúp giảm thời gian, không có phần mềm nào vẽ mạch tự động tốt hơn tư duy của con người.

(Hình 7.12)

Một số thông số cần lưu ý (áp dụng cho các sinh viên vẽ và thuê gia công mạch Luận văn tốt nghiệp tại một số cơ sở ở Tp. HCM):

  • Đường kính tối thiểu của các lỗ chân cắm và các via xuyên mạch: 55 mils (1000 mils=1 inches). Các lỗ chân linh kiện nên đặt thành hình oval.
  • Độ rộng tối thiểu của các đường mạch (track width): 15 mils (hiện nay tại Tp. HCM một số công ty có thể thực hiện mạch với độ rộng đường 6 mils).
  • Khoảng cách Track to Track nên>15 mils
  • Để có thể vẽ xuyên qua giữa 2 chân IC, phải đặt khoảng cách Track to Pad thích hợp, nên 12  15 mils.

Tự chọn

Tự thiết kế và mô phỏng một mạch điện tử bằng Multsim

Vẽ mạch in cho mạch vừa thiết kế bằng OrCAD.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Thí nghiệm cad (computer-aided design). OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10797/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Thí nghiệm cad (computer-aided design)' conversation and receive update notifications?

Ask