<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Hình 11 - 26*trình bày cách đặt ống dưới sàn máy. Kích thước rãnh lấy như sau:

h = Dng + ( 0,15 ... 0,3 ); ( m ); ( Dng là đường kính ngoài của ống, m )

Khi đường ống xuyên qua tường ra ngoài nhà máy bơm trục ngang kiểu buồng và nhà máy móng tách một phần nhỏ dưới mặt đất, để đảm bảo an toàn khi nhiệt độ thay đổi, khi lún không đều hoặc khi có động đất ( ở vùng có cấp động đất cao ), người ta dùng hình thức ngàm mềm vào tường ( như Hình 11 - 27,a, ) có vòng chống rò.

Hình 11 - 26,a là cấu tạo của vòng chống rò có vòng ép. Hình thức này được dùng khi điều kiện làm việc của đường ống ở nơi đất thấm nước và đất xốp. Đoạn ống 6 có gờ

5 được đổ bê tông chắc vào tường, dùng vòng ép 2 với các buloong 1 để điều chỉnh các vòng chống rò nước 4 bằng cao su hoặc dây gai tẩm nhựa sao cho không rò nước. Vòng chống rò kiểu trượt này có độ dẽo cao, an toàn và bảo đảm chống rò nước tốt.

Loại vòng chống rò không có vòng ép như Hình 11 - 26, có kết cấu đơn giản hơn loại a trên. Thân của nó là một đoạn ống có vòng gờ 5 làm bằng thép hàn. Bên trong đoạn thân ống có đặt hai vành tựa chắn 7 bằng dây dài 300 mm. Giữa hai vành chắn đặt các bó dây gai tẩm nhựa và đổ vữa xi mămg a mi ăng và bi tum mát tíc.

Hình 11 - 26.Kết cấu của vòng chống rò ở chỗ ống xuyên tường.

Trên các trạm bơm nhà máy kiểu khối và kiểu buồng, tường của chúng được đổ bê tông khối, lắp máy bơm li tâm trục đứng và máy bơm hướng trục ( trong trường hợp riêng còn dùng cả cho máy trục ngang ), chỗ ống xuyên tường dùng ngàm cứng. Thường để chuyển ống qua tường ta dùng đoạn ống nối 2 được đổ bê tông chôn chặt trong tường và hàn vòng gờ 1 để giảm rò nước ( xem Hình 11 - 26,b ), đường ống xuyên qua tường có thể đặt ngang hoặc xiên một góc với đường ngang.

Các loại nhà máy bơm di động

Như đã trình bày ở trước, nhà máy bơm loại di động có các loại: trạm bơm nổi ( trạm bơm thuyền ) và các loại di động trên đường bộ ( trên rây, trên ôtô ... ).

Trạm bơm thuyền

Thực chất trạm bơm thuyền thuộc loại nhà máy bơm kiểu buồng khô đặt trên nền nước. Ở những vùng có mạng lưới sông ngòi đi lại thuận tiện , mực nước lên xuống thường xuyên thì dùng loại bơm thuyền di chuyển trên các sông lạch để bơm nước tưới cho những khu tưới ven bờ sẽ rất lợi vì vốn đầu tư vào các công trình đường ống và các công trình đưa nước qua sông, kênh mương ..v.v.. sẽ nhỏ .

Trạm bơm thuyền có thể di chuyển bằng chèo hoặc dùng các phương tiện cơ giới để kéo. Vỏ thuyền có thể làm bằng bê tông cốt thép hoặc bằng thép hay bằng gỗ, tuy nhiên nên dùng làm bằng thép và bê tông cốt thép bền hơn và không thấm nước, khi bơm dùng

động cơ điện thì không được làm bằng vỏ gỗ. Sau đây giới thiệu cấu tạo của bơm thuyền. Trạm bơm thuyền bao gồm cầu phao nổi được làm ở dạng xà lan hay tầu thuyền để neo đậu cạnh bờ sông hoặc trong bến nhỏ để tránh sóng. Lưu lượng của mỗi trạm bơm thuyền thường không quá 20 m3/s và cột nước dưới 100 m, khi cần bơm lưu lượng lớn hơn thì ghép vài trạm lại. Máy bơm chính có thể đạt 3,5 m3/s với công suất đến 2000 kW và được đặt ở khoang tầu. Phổ biến nhất là dùng phao nổi bằng thép có mặt cắt ngang chữ nhật, phần trước và phần đuôi thuôn ( xem Hình 11 - 27 ). Tỷ số giữa chiều dài L và chiều rộng B vỏ thuyền khoảng 6 ... 7, giữa chiều rộng B và chiều cao H không lớn hơn 5, chiều dài phần thuôn lấy bằng l = 1/8 L, góc thon trên mặt bằng lấy bằng  = 14 ... 150, góc thon đứng  = 10 ... 120, chiều cao bộ phận che mưa h lấy không quá 4 m, chiều rộng lối đi lại lấy không nhỏ hơn 1 m. Hệ thống chịu lực là các sườn đặt cách nhau 600 mm ( ở phần giữa tầu ) và 500 mm ( ở phần thuôn ). Cách bố trí máy bơm như

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Máy bơm và trạm bơm. OpenStax CNX. Aug 14, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10934/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Máy bơm và trạm bơm' conversation and receive update notifications?

Ask