<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
+ Que ngáng
Que ngáng được lắp ở đầu cánh lưới, có tác dụng đảm bảo ổn định độ mở cao ban đầu của miệng lưới kéo (H 5.11).
Có nhiều dạng que (thanh) ngáng, gồm: que ngáng là ống thép hình trụ, dài từ (0,8-1,2)m; Que ngáng dạng con lăn; que ngáng gỗ thủ công, dài (20-30) m,...
Gần đây có nhiều lưới không dùng que ngáng. Cấu trúc lưới không dùng que ngáng thường có độ mở cao rất lớn, thường áp dụng cho khai thác cá tầng đáy và tầng giữa.
+ Dây cáp kéo
Dây cáp kéo dùng để kéo và đưa lưới đến độ sâu cần thiết phục vụ cho việc đánh bắt. Dây cáp kéo có thể làm bằng thừng hoặc cáp thép. Tuỳ thuộc vào công suất của tàu, tốc độ dắt lưới và sức cản của hệ thống lưới mà có độ thô khác nhau. Độ dài của dây cáp kéo phải đảm bảo đủ đưa lưới đến độ sâu cần thiết và có độ võng thích hợp sao cho lưới và ván làm việc ổn định, đồng thời phải có chiều dài dự trữ thích hợp được quấn sẵn trong tang tời lưới kéo.
+ Dây đỏi
Tác dụng của dây đỏi (giềng trống) ngoài việc đưa ván lưới ra xa cánh, nó còn có tác dụng lùa cá. Dây đỏi thường có đường kính lớn hơn dây cáp kéo (do có bọc thêm dây sợi thực vật bên ngoài), nhưng lực đứt nhỏ hơn dây cáp kéo. Trong quá trình làm việc nhờ vệt quét sát đáy của ván dọc theo hệ thống dây đỏi mà hình thánh nên bức tường bụi vô hình làm cho cá không dám chui qua hệ thống dây đỏi để ra ngoài miệng lưới.
+ Ván lưới
Ván lưới có nhiệm vụ tạo độ mở ngang cho miệng lưới, ổn định diện tích lủa quét của lưới kéo. Ván lưới được bố trí hai bên đầu cánh lưới. Ngoài ra hiện nay để tăng độ mở cao cho miệng lưới, thì ngoài phao, người ta còn lắp ván ở viền phao, gọi là “diều”. Ván lưới có rất nhiều dạng, gồm: ván chữa nhật phẳng; ván chữa nhật cong; ván bầu dục phẳng (1 khe, 2 khe, 3 khe); ván chỏm cầu; ván lá sách,... (H 5.12).
Ván lưới kéo thường làm bằng gỗ có nẹp thép giữ bọc lại, trong một số ván chỏm cầu chỉ dùng toàn bằng thép. Gần đây người ta sử dụng nhiều ván các loại ván bầu dục và chỏm cầu, bởi độ mở của nó lớn hơn rất nhiều so với ván phẳng.
Lực mở của ván (R) là tổng của lực cản ma sát (Rx) và lực bổng thủy động (Ry).
Hệ số lực mở của ván lưới (K) được tính như sau:
Trong đó: Cx và Cy, tương ứng, là hệ số lực cản ma sát và hệ số lực bổng; ρ – là mật độ chất lỏng; V – là tốc độ dịch chuyển của ván lưới; S - là diện tích ván lưới kéo.
+ Cách liên kết ván vào các hệ thống lưới, dây đỏi và cáp kéo
Ta có sơ đồ liên kết ván với cáp kéo như sau (H 5.13):
Ở Việt Nam:
Số mắt lưới ở miệng x 2a miệng (mm) x Chiều dài từ cánh tới đụt (m)
Ở Trung quốc: Chiều dài viền phao (m) x Chu vi kéo căng ở miệng (m)
Số mắt lưới ở miệng
Ở Tây Âu: Chiều dài giềng phao (m) / Chu vi miệng lưới (m)
Trong thực tế đánh bắt bằng lưới Kéo ta thấy có hai kiểu bố trí mặt boong làm việc lá bố trí trước Cabin (Tàu lưới kéo mạn) hoặc sau Cabin (tài lưới kéo đuôi). Sự bố trí này tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng nhưng cũng còn phụ thuộc vào kiểu thiết kế tàu truyền thống của từng địa phương khác nhau. Mỗi kiều bô trí đều có các ưu, nhược điểm riêng của nó.
Notification Switch
Would you like to follow the 'Am nhac' conversation and receive update notifications?