<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Trong lưới kéo người ta dùng phao để nâng miệng lưới, Trước đây chủ yếu là dùng phao thủy tĩnh, ngày nay người ta kết hợp giữa phao thủy tĩnh và phao thủy động. Phao dùng trong lưới kéo chủ yếu là phao cầu bằng nhựa hoặc thủy tinh tổng hợp. Nhưng nhược điểm của phao hình cầu thủy tinh thường bị vỡ và ở độ sâu lớn dễ bị ngấm nước, nên chủ yếu dùng ở độ sâu nhỏ hơn 100 m nước. Ở độ sâu lớn người ta phải dùng phao kim loại (H 5.8).

Để nâng độ mở đứng cho miệng lưới kéo, người ta còn lắp thêm ở giềng phao bởi một số phao thủy động, phao này sẽ có sức nổi tăng lên rất lớn một khi làm việc trong môi trường có lưu tốc dòng chảy hoặc vận tốc tàu.

Nếu gọi P là lực nổi của phao thủy động, thì lực nổi này sẽ là:

P = q + R y size 12{P=q+R rSub { size 8{y} } } {}

trong đó:q là thành phần lực nổi thủy tĩnh; Ry là thành phần lực nổi thủy động

Từ đây ta thấy, nếu:

  • Nếu vận tốc nước lên phao thủy động V = 0 thì Ry = 0, khi đó: P = q, nghĩa là, lực nổi của phao thủy động sẽ bằng với lực nổi thủy tĩnh.
  • Nếu vận tốc nước lên phao thủy động V ≠ 0 thì Ry ≠ 0, khi đó: P= q +Ry, nghĩa là, lực nổi của phao thủy động sẽ bao gồm cả lực nổi thủy tĩnh và lực nổi thủy động.

Ngoài ra, để làm tăng độ mở cao cho viền phao người ta còn lắp ”diều” ở miệng lưới kéo (H 5.9).

+ Các dây giềng trong lưới kéo

Tác dụng của giềng phao và giềng chì nhằm tạo độ mở đứng cho miệng lưới kéo. Các dây giềng trống (dây đỏi), gồm: giềng trống của giềng phao (đỏi phao); giềng trống của giềng chì (đỏi chì); và giềng trống của giềng lực hông (đỏi biên) nhằm đưa ván ra xa lưới và tăng diện tích lùa quét.

Dây nâng miệng lưới chạy dọc theo giềng phao đến giữa giềng phao rồi vòng theo cánh lưới đi xuống giềng chì. Mục đích sử dụng của dây nâng miệng lưới là để nâng giềng chì nặng lên trườc khi thao tác thu lưới.

Đối với lưới cơ giới thì giềng phao gồm 3 đoạn, mỗi đoạn được làm bằng dây cáp thép có bọc sợi thực vật bên ngoài. Giềng chì cũng gồm 5-7 đoạn dây cáp thép có bọc sợi thực vật. Cần lưu ý là trong lưới kéo có hai loại giềng chì: giềng chì cứng và giềng chì mềm.

Nếu nền đáy tương đối ”mềm”, bằng phẳng thì người ta dùng giềng chì mềm. Chẳng hạn ở vùng Vịnh Bắc bộ, biển Đông-Nam bộ và vịnh Thái lan thường dùng loại giềng chì mềm này. Nếu nền đáy khá cứng, gồ ghề, lõm chỏm thì dùng giềng chì cứng để chống mài mòn, chẳng hạn một vài vùng của biển Trung bộ.

Thông thường, đối với giềng chì mềm, bên trong có lõi giềng bằng cáp thép, thì bên ngoài trước hết được quấn một lớp chỉ lưới cũ, sau đó quấn dây thừng mềm (H 5.10a, b, c).

  • Các giềng lực hông của thân lưới có chức năng gánh bớt các lực tải cho lưới trong quá trình dắt lưới. Đảm bảo cho lưới không bi rách do tải quá lớn tác dụng lên lưới. Các giềng này được lắp dọc từ đầu cánh ra tới đụt lưới kéo.
  • Vòng dây thắt miệng đụt được lắp được lắp quanh đụt lưới kéo thông qua hệ thống các vòng khuyên. Khi thu sản lượng người ta dùng máy tời và cần cẩu để thu dây này để nâng sản lượng lên tàu.
  • Vòng dây phân chia sản lượng được dùng khi sản lượng khai thác cao nhằm tránh trường hợp đụt bị rách do sản lượng quá nặng.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Am nhac. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10735/1.3
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Am nhac' conversation and receive update notifications?

Ask