<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Về thế giới quan và nhân sinh quan:

- Phật giáo tiếp thu tư tưởng luân hồi và nghiệp của Upanisa là bộ phận kinh Veda của đạo Bà la môn phần nói về tri thức. Theo Phật giáo, sự vật mất đi ở chỗ này là để sinh ra ở chỗ khác. Quá trình thác sinh luân hồi đó do nghiệp chi phối theo nhân quả.

- Theo quan niệm của đạo Phật, để đến được sự giải thoát, mọi người phải nhận thức Bốn chân lý thiêng liêng tuyệt diệu (Tứ diệu đế). Đó là:

+ Khổ đế:

Phật giáo cho rằng đời là bể khổ. Cái khổ ấy không ngoài 8 nỗi khổ: Sinh, lão, bệnh, tử, thụ biệt ly (yêu mà phải xa), oán tăng hội (ghét mà phải ở gần), sở cầu bất đắc (muốn mà không được), thủ ngũ uẩn (khổ vì có sự tồn tại của thân xác).

+ Tập đế (Nhân đế)

Mọi nỗi khổ đều có nguyên nhân. Phật giáo đưa ra “Thập nhị nhân duyên” để chỉ ra nguyên nhân của sự khổ. Đó là: vô minh, hành, thức, danh sắc, lục căn, xúc, thụ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử.

+ Diệt đế: Phật giáo khẳng định có thể tiêu diệt nỗi khổ và chấm dứt luân hồi.

+ Đạo đế: Con đường giải thoát, diệt khổ thực chất là tiêu diệt vô minh (sự tăm tối, không sáng suốt), gồm 8 con đường (Bát chính đạo). Đó là:

Chính kiến : hiểu biết đúng.

Chính tư duy: suy nghĩ đúng.

Chính ngữ: giữ lời nói chân chính.

Chính nghiệp : Nghiệp có hai loại là tà nghiệp và chính nghiệp. Tà nghiệp phải sửa, chính nghiệp phải giữ. Nghiệp có thân nghiệp (do hành động gây ra), khẩu nghiệp, ý nghiệp.

Chính mệnh: tiết chế dục vọng, giữ điều răn.

Chính tinh tiến: hăng hái truyền bá chân lý của Phật.

Chính niệm: hằng nhớ Phật, niệm Phật.

Chính định: tĩnh tâm, tập trung tư tưởng nghĩ về Tứ diệu đế, vô ngã, vô thường…

Theo Bát chính đạo, con người có thể diệt trừ vô minh, giải thoát, nhập vào cõi niết bàn - Nirvana. Niết Bàn là trạng thái yên tĩnh, sáng suốt, chấm dứt sinh tử, luân hồi. Như vậy Phật giáo có tư tưởng biện chứng, mang tính duy tâm chủ quan.

Chú ý: Bát chính đạo còn gọi là Tam học: Tuệ (chính kiến, chính tư duy, chính ngữ), Giới (chính nghiệp, chính mệnh), Định (chính tinh tiến, chính niệm, chính định)

- Đặc điểm của Phật giáo là không đề cập vị thần sáng tạo thế giới và con người. Đây là nét độc đáo trong thế giới quan Phật giáo. Về nhân sinh quan, Phật giáo đề cao vai trò của con người trong cuộc sốnh hiện thực.

Giáo luật của phật giáo

Kinh luật tạng trình bày những phép tắc, giới luật. Về cơ bản, đạo Phật có hai giới luật quan trọng là ngũ giới và thập thiện, quy định những điều mà những người theo đạo phải tuân theo

- Ngũ giới :

+ Giới sát (không sát sinh).

+ Giới đạo (không trộm cắp).

+ Giới dâm (không tà dâm).

+ Giới vọng ngữ (không được nói điều sai trái).

+ Giới tửu (không uống rượu).

- Thập thiện :

+ Về thân: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm.

+ Về khẩu: không nói dối, không nói hai chiều, không ác khẩu, không thêu dệt.

+ Về ý: Không tham lam, không giận dữ, không tà kiến.

- Ngoài những quy định trên, người tu hành còn phải thực hiện một số điều cấm khác. Các vị sư từ Đại đức trở lên phải theo giới luật nghiêm hơn:

+ Hàng Tỳ kheo : nam 250 giới, Tì kheo nữ 348 giới.

+ Hàng Sa di: phải thực hiện 10 giới: không sát sinh, không trộm cắp, không dâm dục, không nói điều sai, không uống rượu, không trang điểm, không nằm giường nệm, không xem ca hát, không giữ vàng bạc, không ăn quá giờ quy định).

Tổ chức của đạo phật

- Tổ chức Phật giáo không chặt chẽ. Phật giáo không có giáo quyền, không thống nhất cách tu hành, có nhiều tông phái và sơn môn.

- Người theo đạo Phật được chia làm hai loại:

+ Người tu hành: phải thoát ly gia đình và các sinh hoạt xã hội, đi tu ở chùa theo quy định. Nam tu sĩ gọi là Tăng, nữ tu sĩ gọi là Ni.

+ Người tu tại gia: thờ Phật, lễ Phật tại nhà và tuân theo Ngũ giới và Thập thiện.

- Về hệ thống chức sắc và các nhà tu hành:

+ Đối với Tăng:

* Hòa thượng : có 40 năm tu, 60 năm tuổi đời và từ Thượng tọa được tấn phong lên.

* Thượng tọa: có 30 năm tu, 50 năm tuổi đời và từ Đại đức được tấn phong lên.

* Đại đức: là hàng Tỳ kheo, được thọ giới sau khi xuất gia khoảng 10 năm trở lên.

* Sa di: được thọ giới từ Tiểu lên.

* Tiểu: người xuất gia tu hành.

+ Đối với Ni:

Gồm có Ni trưởng, Ni sư, Ni cô, Sadini, Tiểu cũng phải thọ giới và tấn phong như bên Tăng.

- Phật giáo gồm hai phái là Đại thừa, Tiểu thừa. Từ hai phái đó mỗi phái lại chia thành nhiều tông nên hay gọi là “tông phái”.

+ Đại thừa (cỗ xe lớn ): phái này cho rằng con người có thể giác ngộ bằng tự lực và bằng tha lực tức bằng sự dẫn dắt của người khác, đặc biệt là của các vị Bồ Tát. Do đó phải “tự giác giác tha, tự độ độ tha” tức mình đã giác ngộ thì phải giác ngộ người khác. Ở Việt Nam phái Đại thừa còn gọi là Bắc tông.

+ Tiểu thừa (cỗ xe nhỏ): Mỗi người phải lo tu thân, giác ngộ chỉ bằng tự lực. Ở Việt Nam phái Tiểu thừa còn gọi là Nam tông.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Giáo trình tôn giáo học. OpenStax CNX. Jul 30, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10830/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Giáo trình tôn giáo học' conversation and receive update notifications?

Ask