<< Chapter < Page
  Lý thuyết và bài tập quản trị     Page 9 / 9
Chapter >> Page >

Dự báo năng lực sản xuất cho sản phẩm hoặc dịch vụ có liên quan đến các bước sau:

- Ước lượng chung cho một loại sản phẩm hay dịch vụ riêng biệt.

- Thị phần (phần trăm của tổng nhu cầu) cho từng công ty được ước lượng.

- Thị phần được nhân với tổng nhu cầu để đạt được số dự báo nhu cầu cho từng công ty.

- Nhu cầu cho sản phẩm hoặc dịch vụ được chuyển thành nhu cầu về năng lực sản xuất.

Sau khi công ty đã đạt được con số ước lượng tốt nhất đối với nhu cầu sản phẩm dịch vụ, chúng ta phải xác định năng lực sản xuất cho từng loại sản phẩm hoặc dịch vụ.

Có nhiều lý do tại sao năng lực sản xuất không nhất thiết phải bằng với số lượng nhu cầu sản phẩm hay dịch vụ được dự báo:

 Nguồn vốn không đầy đủ và các nguồn lực khác không phải lúc nào cũng luôn sẵn có một cách hiệu quả để thỏa mãn tất cả các nhu cầu.

 Vì tính không chắc chắn của dự báo và nhu cầu liên kết năng lực sản xuất với chiến lược tác nghiệp cho sự ưu tiên cạnh tranh. Một năng lực sản xuất đệm cần được thiết lập, là lượng năng lực sản xuất thêm vào:

- Năng lực sản xuất tăng thêm trong trường hợp nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ tăng.

- Khả năng đáp ứng nhu cầu vào đỉnh mùa vụ.

- Chi phí sản xuất thấp, nếu phương tiện sản xuất càng gần với năng lực sản xuất thì chi phí sẽ cao hơn.

- Tính linh hoạt về sản xuất và khối lượng sản phẩm sản xuất ra; việc đáp ứng theo nhu cầu khách hàng đối với từng loại sản phẩm khác nhau và khối lượng sản xuất khác nhau thì có thể nhờ vào năng lực sản xuất tăng thêm.

- Chất lượng sản phẩm hay dịch vụ được cải thiện; phương tiện sản xuất hoạt động càng gần với năng lực sản xuất thì thường có chất lượng không cao.

Ngoài ra, cũng cần xem xét đến năng lực sản xuất của các nhà cạnh tranh có thể thêm vào. Nếu như các nhà cạnh tranh tăng cường năng lực sản xuất làm cho hiện tượng dư thừa trong ngành xảy ra, công ty nên xem xét lại năng lực sản xuất của mình.

Cách thức thay đổi năng lực sản xuất:

Khi năng lực sản xuất dài hạn được ước lượng thông qua dự báo, các công ty có thể vấp phải trình trạng không đủ hay dư thừa năng lực sản xuất. Bảng 4-1 liệt kê một số cách thức mà nhà quản lý có thể sử dụng cho việc thay đổi năng lực sản xuất trong dài hạn.

Bảng 4-1: Các phương thức thay đổi năng lực sản xuất.

Kiểu thay đổi NLSX Cách thức thay đổi NLSX dài hạn.
Mở rộng  Ký hợp đồng với các công ty để theo đó họ cung cấp các bộ phận rời hay toàn bộ. Tìm kiếm phương tiện, nguồn lực khác. Xác định vị trí, xây dựng nhà xưởng, mua máy. Mở rộng, củng cố và điều chỉnh máy móc hiện có. Tái vận hành máy móc để sẵn sàng làm việc.
Thu hẹp  Bán đi máy móc thiết bị hiện có. Cất đi máy móc thiết bị, chuyển công nhân đi. Phát triển và giới thiệu sản phẩm mới khi các sản phẩm cũ đã suy giảm.

Phân tích cây quyết định về hoạch định năng lực sản xuất:

Các quyết định về hoạch định năng lực sản xuất có thể được phân tích bằng nhiều phương pháp khác nhau như: phân tích điểm hòa vốn, thường được sử dụng để so sánh hàm số chi phí của 2 hay nhiều phương tiện sản xuất khác nhau, sơ đồ hình cây (cây quyết định) cũng rất hữu hiệu trong phân tích các quyết định về hoạch định năng lực sản xuất.

Các quyết định về hoạch định phương tiện sản xuất thì khó tổ chức và khá phức tạp, vì chúng thường là các quyết định đa giai đoạn có liên quan đến nhiều quyết định và có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau được hình thành trong một hệ thống. Sơ đồ cây được xây dựng cho các quyết định đa giai đoạn như là một công cụ trợ giúp cho các nhà quản lý cần phải hiểu rõ những quyết định gì được hình thành, các quyết định đó xảy ra theo hệ thống nào, mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa chúng. Kiểu phân tích này cho phép các nhà quản lý:

 Có thể vẽ ra các quyết định từ hiện tại đến tương lai.

 Tìm ra được cách thức làm việc cho những sự kiện không chắc chắn.

 Cách thức xác định giá trị tương đối của từng khả năng cho ra quyết định.

Ví dụ 4-1: Công ty M đang thiết kế một sản phẩm mới rất có triển vọng. Các nhà quản lý của công ty đang lựa chọn giữa ba khả năng:

- Bán bản quyền cho một công ty khác với giá 200 triệu đồng;

- Thuê một nhà tư vấn để nghiên cứu thị trường rồi mới đưa ra quyết định;

- Xây dựng nhà máy để tiến hành sản xuất.

Công tác nghiên cứu tốn kém 100 triệu đồng và các nhà quản lý tin rằng có 50% cơ hội có thể tìm kiếm được thị trường hấp dẫn. Nếu như công tác nghiên cứu này không thuận lợi, các nhà quản lý có thể tiếp tục bán đi bản quyền với giá 120 triệu đồng. Nếu như nghiên cứu này cho ra kết quả tốt thì công ty có thể bán đi ý tưởng có triển vọng với giá 400 triệu đồng. Nhưng ngay cả khi thị trường có triển vọng được tìm thấy thì khả năng thành công cuối cùng của sản phẩm là 40%. Một sản phẩm thành công sẽ sinh lợi 5 tỉ đồng. Thậm chí nghiên cứu không đạt kết quả, sự thành công của sản phẩm có thể là 1 lần trong 10 lần giới thiệu sản phẩm.

Nếu như các nhà quản lý quyết định sản xuất mà không cần tiến hành nghiên cứu, chỉ có 25% khả năng thành công. Một sản phẩm thất bại sẽ tốn chi phí 1tỉ đồng . Công ty nên làm gì?

Lời giải bài toán:

 Vẽ một sơ đồ hình cây từ trái sang phải với hình vuông () đại diện cho các quyết định và vòng tròn () đại diện cho các sự kiện ngẫu nhiên.

 Nghiên cứu sơ đồ từ trái sang phải, tính toán giá trị kỳ vọng cho từng sự kiện ngẫu nhiên từ dòng quyết định thứ hai.

G A = 200 tr size 12{G rSub { size 8{A} } ="200" ital "tr"} {}

G D = 400 tr G E = 5 . 000 x0 , 4 + 1 . 000 x0 , 6 = 1 . 400 tr G 2 = max ( G D ; G E ) = max ( 400 ; 1 . 400 ) = 1 . 400 tr G F = 120 tr G G = ( 5 . 000 x0 , 1 ) + ( 1 . 000 x0 , 9 ) = 400 tr G 3 = max ( G F ; G G ) = max ( 120 ; 400 ) = 120 tr G B = ( G 2 x0 , 5 ) + ( G 3 x0 , 5 ) = ( 1 . 400 x0 , 5 ) + ( 120 x0 , 5 ) = 760 tr G C = ( 5 . 000 x0 , 25 ) + ( 1 . 000 x0 , 75 ) = 500 tr G 1 = max ( G A ; G B 100 ; G C ) = max ( 200 ; 760 100 ; 500 ) = 660 tr alignl { stack { size 12{G rSub { size 8{D} } ="400" ital "tr"} {} #G rSub { size 8{E} } = left (5 "." "000"x0,4 right )+ left ( - 1 "." "000"x0,6 right )=1 "." "400" ital "tr" {} # rightarrow G rSub { size 8{2} } ="max" \( G rSub { size 8{D} } ;G rSub { size 8{E} } \) ="max" \( "400";1 "." "400" \) =1 "." "400" ital "tr" {} #G rSub { size 8{F} } ="120" ital "tr" {} # G rSub { size 8{G} } = \( 5 "." "000"x0,1 \) + \( - 1 "." "000"x0,9 \) = - "400" ital "tr" {} #rightarrow G rSub { size 8{3} } ="max" \( G rSub { size 8{F} } ;G rSub { size 8{G} } \) ="max" \( "120"; - "400" \) ="120" ital "tr" {} # rightarrow G rSub { size 8{B} } = \( G rSub { size 8{2} } x0,5 \) + \( G rSub { size 8{3} } x0,5 \) = \( 1 "." "400"x0,5 \) + \( "120"x0,5 \) ="760" ital "tr" {} #G rSub { size 8{C} } = \( 5 "." "000"x0,"25" \) + \( - 1 "." "000"x0,"75" \) ="500" ital "tr" {} # drarrow G rSub { size 8{1} } ="max" \( G rSub { size 8{A} } ;G rSub { size 8{B} } - "100";G rSub { size 8{C} } \) ="max" \( "200";"760" - "100";"500" \) ="660" ital "tr" {}} } {}

 Giá trị kỳ vọng của quyết định ban đầu là 660 triệu đồng. Kết quả của quyết định này được suy ra từ những nhánh không bị cắt từ trái sang phải: nghiên cứu, nếu kết quả tốt thì sản xuất; nếu kết quả không tốt thì bán.

Một điểm cần lưu ý trong việc giải thích giá trị kỳ vọng của phân tích sơ đồ cây, một lỗi mà chúng ta thường gặp là giải thích cho từng quyết định một cách chính xác và tuyệt đối. Các giá trị kỳ vọng chỉ là giá trị đo lường tương đối chớ không phải là giá trị tuyệt đối.

Khi năng lực của các phương tiện sản xuất hiện tại không đủ để đáp ứng nhu cầu về năng lực sản xuất trong dài hạn và các phương tiện sản xuất mới cũng cần được xây dựng, thuê mướn, hay mua thì vấn đề quan trọng mà chúng ta cần phải giải quyết là đặt chúng ở đâu ?

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Lý thuyết và bài tập quản trị sản xuất đại cương. OpenStax CNX. Aug 06, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10881/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Lý thuyết và bài tập quản trị sản xuất đại cương' conversation and receive update notifications?

Ask