<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Được thực hiện nhờ sự thay đổi liên tục của thông số đầu vào theo mức độ sai lệch của thông số đầu ra so với giá trị định trước, nhằm khắc phục độ sai lệch đó. Như vậy khi có tác động của nhiễu làm ảnh hưởng đến thống số đầu ra, thì thông số đầu vào sẽ thay đổi và động cơ sẽ có một đường đặc tính cơ khác, điểm làm việc của động cơ sẽ dịch chuyển từ đường đặc tính nhân tạo này sang đặc tính nhân đạo khác và vạch ra một đường đặc tính cơ của hệ điều chỉnh tự động.
Vì vậy có thể định nghĩa: “đặc tính cơ của hệ điều chỉnh tự động là quỹ tích của các điểm làm việc của động cơ trên vô số các đặc tính cơ của hệ điều chỉnh vòng hở”. Hay còn gọi là “quỹ đạo pha trên tọa độ đặc tính cơ”.
Việc thay đổi tự động thông số đầu vào được thực hiện nhờ mạch phản hồi, mạch này lấy tín hiệu từ thông số đầu ra hoặc một thông số nào đó liên quan đến đầu ra, đưa trở lại gây tác động lên thông số đầu vào, tạo thành một hệ có liên hệ kín giữa đầu ra và đầu vào. Vì vậy người ta gọi hệ này là hệ “điều chỉnh vòng kín”. Hệ điều chỉnh tự động tuy phức tạp nhưng đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng cao.
Đối với các hệ truyền động và động cơ điện, có hai thông số đầu ra chủ yếu là mômen và tốc độ. Có nhiều loại nhiễu gây tác động lên các thông số này như điện áp nguồn, tần số lưới điện, nhiệt độ môI trường, hệ số tự cảm của cuộn dây, … nhưng ta quan tâm đến các tác động nhiễu loạn chủ yếu.
Khi điều chỉnh tốc độ, thông số được điều chỉnh là ự, thông số điều chỉnh là một trong các thông số tạo ra đặc tính nhân tạo, còn chủ yếu là phụ tải biểu thị bằng mômen cản Mc, hoặc dòng tải Ic.
Ngược lại, khi điều chỉnh mômen hoặc dòng điện, thông số được điều chỉnh là M hoặc I, thì nhiễu loạn chủ yếu lại là tốc độ ự. Sự ảnh hưởng qua lại giữa hai đại lượng M và ự được thể hiện bằng đường đặc tính cơ và phương trình của nó.
* Độ quá điều chỉnh max (max 40% hoặc có thể nhỏ hơn).
* Thời gian quá độ Tqđ (Tqđ càng nhỏ càng tốt).
* số lần dao động n ( n = 23 là tốt).
h ựh ≡ ựxlmaxTqđ0t5%Hình 3-1: Đặc tính quá độ
Là đại lượng đặc trưng cho sự chính xác duy trì tốc độ đặt (đ):
(3-1)
- tốc độ làm việc thực của động cơ.
0 - tốc độ không tải của động cơ.
Äực - độ sụt tốc độ khi mômen tải thay đổi Mc = 0 → Mđm.
Sai số này càng nhỏ, điều chỉnh càng chính xác, và lí tưởng ta có hệ điều chỉnh tuyệt đối chính xác khi S% = 0. Thực tế người ta phải thiết kế các hệ truyền động diều chỉnh có độ chính xác đáp ứng yêu cầu công nghệ của máy sản xuất, như truyền động chính của máy cắt gọt kim loại yêu cầu S% ≤ 10%, tryuền động ăn dao : S% ≤ 5%, …
(3-2)
D càng lớn càng tốt. Tuy nhiên, giá trị max bị hạn chế bởi độ bền cơ học của động cơ, bởi điều kiện chuyển mạch. Tốc độ min bị chặn bởi yêu cầu về mômen khởi động, về khả năng quá tải và về sai số tốc độ làm việc cho phép.
* Ví dụ trên hình 3-2:
Notification Switch
Would you like to follow the 'Giáo trình truyền động điện tự động' conversation and receive update notifications?