<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
6. Bí tích hôn phối: là bí tích kết hợp hai tín hữu 1 nam, 1 nữ thành vợ chồng trước mặt Chúa.
7. Bí tích xức dầu bệnh nhân: là bí tích nâng đỡ bệnh nhân về phần hồn và phần xác, giúp tín đồ chịu đựng đau khổ, dọn mình trước cái chết.
- Mười điều răn của Chúa
1. Phải thờ kính Thiên Chúa trên hết mọi sự.
2. Không được lấy danh Thiên Chúa để làm những việc phàm tục, tầm thường.
3. Dành ngày Chúa Nhật để thờ phụng Thiên Chúa
4. Thảo kính cha mẹ.
5. Không được giết người.
6. Không được dâm dục.
7. Không được tham lam lấy của người khác
8. Không được làm chứng dối, che dấu sự giả dối.
9. Không được ham muốn vợ (hoặc chồng) người khác.
10. Không được ham muốn của cải trái lẽ.
- Sáu điều răn của Hội Thánh
1. Xem lễ ngày Chúa Nhật và ngày lễ buộc.
2. Kiêng việc xác ngày Chúa Nhật.
3. Xưng tội một năm một lần.
4. Chịu lễ ngày phục sinh.
5. Giữ chay những ngày quy định.
6. Kiêng ăn thịt những ngày quy định.
Giáo hội theo nghĩa thông thường là tổ chức của tôn giáo bao gồm toàn thể các thành viên của một tôn giáo, có hệ thống tổ chức từ trung ương đến cơ sở.
Trước đây, khi nhắc đến giáo hội, Công giáo thường hiểu là một tổ chức mà chủ yếu nhấn mạnh đến chức năng lãnh đạo, truyền giảng bao gồm các chức sắc từ Giáo Hoàng đến các hồng y, giám mục, linh mục, tu sĩ… mà quên mất các tín đồ, các “con chiên”, cơ sở của công giáo. Ngày nay giáo hội được Công giáo hiểu bao hàm các giáo phẩm, tu sĩ, giáo dân. Tức vừa là tổ chức lãnh đạo, chế định ra các thể chế, truyền bá, giáo dục… vừa là toàn thể cộng đồng tôn giáo – một cộng đồng mà Chúa là đấng tối cao.
Cơ quan lãnh đạo giáo hội công giáo thế giới ở Toà thánh Vaticăng, do Giáo hoàng trực tiếp lãnh đạo, bên dưới là đoàn Hồng y giáo chủ do chính Giáo hoàng bổ nhiệm. Cơ quan chủ yếu của Toà thánh gồm có: Quốc vụ viện, Cục văn thư, Cục tài chính, Toà án, Thánh bộ và Ban bí thư...
- Giáo hoàng
Theo quan niệm của Công giáo. Giáo hoàng là người kế vị Thánh Phêrô (Pierre) và thay mặt Đức Chúa Giêsu làm đầu Hội thánh ở trần gian. Đức Giáo hoàng là biểu tượng và cơ sở của sự thống nhất trong đức tin và sự hiệp thông của các tín đồ.
Giáo hoàng có quyền lực cao nhất và có trách nhiệm điều khiển mọi công việc của Hội thánh
- Giám mục
Dưới Toà thánh Vaticăng là Hội thánh ở các địa phận. Điều khiển các Toà thánh ở địa phận là các giám mục. Giám mục có quyền lực tối cao trong địa phận mình cai quản và tuyệt đối tuân lệnh Giáo hoàng. Giám mục điều hành mọi công việc của địa phận, mỗi năm không được vắng quá 3 tháng ở các địa phận, không được cư ngụ ở nhà anh em
- Linh mục
Cơ sở thấp nhất của Hội thánh là Giáo xứ (xứ đạo, họ đạo). Điều khiển giáo xứ và chăn dắt tín đồ là linh mục, linh mục tuyệt đối tuân lệnh giám mục. Có hai loại linh mục: linh mục “Triều” là những linh mục theo đơn vị hành chính từ xứ họ trở lên, linh mục “Dòng” là linh mục làm chuyên môn. Các linh mục có nhiệm vụ chăm sóc giáo dân, không được rời xa quá 2 tháng trong một năm, quyền lợi của các linh mục là quyền được làm các bí tích và và giáo huấn cho các tín đồ.
Việc đào tạo một linh mục rất được coi trọng. Linh mục “Triều” phải qua 7 năm ở chủng viện, 2 năm giúp xứ, 6 năm học ở Đại chủng viện (học Triết học, tâm lý, ngoại ngữ, tâm lý, xã hội học, siêu hình học giáo sử...). Sau đợt sát hạch về về tư cách, ý chí, sức khoẻ, thi cử... các chủng sinh mới được thụ phong linh mục.
Việc thụ phong từ linh mục lên giám mục cũng rất phức tạp: phải trên 30 tuổi, đã có 5 năm làm linh mục, có bằng cử nhân hoặc tiến sĩ thần học. Việc thụ phong giám mục phải trải qua 3 giai đoạn: đề nghị (hay tiến cử) của giáo dân, giai đoạn tuyên nhiệm (bổ nhiệm) của Giáo hoàng, và cuối cùng là thụ phong.
Notification Switch
Would you like to follow the 'Giáo trình tôn giáo học' conversation and receive update notifications?