<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Bóc vỏ: Mận sau khi phân loại và rửa đem nhúng vào dung dịch NaOH 9-10% ở nhiệt độ 70-75%, với thời gian 3-4 phút, theo tỉ lệ mận/dung dịch là 1/15. Sau đó vớt mận ra, rửa sạch vỏ vả hết NaOH bằng nước, rồi ngâm ngay vào nước muối 1% để tránh biến màu. Dung dịch NaOH cứ sau 2 giờ cần bổ sung NaOH một lần, và sau 2 ca sản xuất cần thay bằng dung dịch NaOH mới.

Gọt sửa: Dùng dao nhỏ, nhọn mũi gọt sửa cho sạch các vết vỏ còn dính trên cùi quả, nhất là ở chỗ rãnh quả. Vết sửa chỉ lướt rất nhẹ, không cắt lẹm sâu vào thịt quả.

Khi gọt sửa, thấy quả nào dập nát, không tròn đều cần loại ra.

Trước khi xếp hộp, ngâm mận vào nước sạch để rửa muối, thời gian ngâm 20-30 phút. Sau đó vớt ra, để ráo nước.

Xếp hộp rót nước đường

Quả trước khi xếp hộp cần để ráo nước, và kiểm tra lại lần cuối cùng để loại bỏ những quả hay miếng quả không đủ qui cách trong quá trình xử lý còn sót lại.

Khối lượng quả khi xếp hộp chiếm 55-80% khối lượng tịnh của đồ hộp, tuỳ theo từng sản phẩm. Sau khi thanh trùng, tỉ lệ cái trong hộp giảm đi (6-21% tuỳ loại quả) do dịch quả khuếch tán vào nước đường.

Người ta thường đóng hộp quả nước đường trong hộp sắt hoặc lọ thủy tinh. Những loại quả có màu mạnh và độ acid cao nên đóng trong lọ thuỷ tinh hoặc hộp sơn vecni.

Những quả có độ acid thấp nhưng màu mạnh như chuối, xoài cũng nên dùng hộp sắt có sơn vecni, vì chất màu anthocyan của quả có thể tác dụng với muối kim loại gây ra biến màu. Những quả ấy ăn mòn thiếc mạnh hơn quả có độ acid cao nhưng màu nhạt hơn. Hộp sắt sẽ đỡ bị ăn mòn khi đựng quả có nhiều anthocyan nếu tăng độ acid của sản phẩm, vì anthocyan chỉ tác dụng với thiếc trong môi trường acid yếu.

Chuối, cam, quít thường đóng trong hộp sắt hơn vecni. Dứa, vải, nhãn có thể dùng hộp sắt trắng không sơn vecni. Nếu dùng hộp không sơn vecni, sản phẩm thường có vị kim loại.

Hộp đã xếp quả, đem rót nước đường. Chuẩn bị nước đường như sau: dùng đường trắng tinh khiết hoà tan trong nước nóng, rồi đun sôi dung dịch, và pha acid citric nếu có, sau đó lọc cho trong. Có thể làm trong nước đường bằng anbumin thực phẩm (4g anbumin/100 kg đường) hoặc lòng trắng trứng (của 4 quả/100kg đường). Hoà tan anbumin vào nước lạnh hoặc đánh kỹ lòng trắng trứng, rồi đổ vào dung dịch nước đường (đang ở nhiệt độ 50oC), sau đó đun sôi hỗn hợp. Khi đun nóng, protit bị đông tụ và nổi lên mặt dung dịch ở dạng bọt, kéo theo tạp chất trong nước đường. Người ta hớt bọt rồi lọc dung dịch thì được nước đường rất trong.

Tuỳ theo mỗi loại quả, người ta dùng nước đường có nồng độ khác nhau, và thường pha thêm acid citric với tỉ lệ 0,2-0,5%. Để giữ màu cho sản phẩm của một số loại rau quả, người ta còn cho thêm vào nước đường khoảng 0,1% vitamin C.

Khi rót hộp, nước đường cần có nhiệt độ 80-85oC, và nên rót cách miệng hộp 7-10mm. Nếu rót đầy quá, khi thanh trùng, nắp có thể bị hở (với hộp sắt) hoặc bị bật (với lọ thuỷ tinh).

Bảng 6.2. Các chỉ số khi xếp hộp một số loại quả

Loại quả nước đường Số hiệu hộp Khối lượng tinh(g) Khối lượng quả khi xếp(g) Nồng độnước đường (%) Độ acid của nước đường (%)
Dứa khoanhDứa rẻ quạtDứa miếng nhỏChuối tiêuCam, quít NhãnVải thiều Mận 10121388101013 480500850330-340350480500880 280300-310550-575230-250250255250550 25-3025-3025-302446252860 0,20,30,50,3

(Nguyễn Vân Tiếp. 2000)

Ghép nắp, thanh trùng

Hộp rót nước đường xong, đem ghép nắp ngay trên máy ghép với độ chân không 300-350 mmHg, nếu để chậm sản phẩm bị biến màu và dễ nhiễm trùng. Sau đó đem thanh trùng ngay, không nên để lâu quá 30phút, để tránh hiện tượng lên men trước khi thanh trùng và giảm nhiệt độ ban đầu của đồ hộp.

Tuỳ theo chủng loại sản phẩm và số hiệu hộp, chế độ thanh trùng khác nhau. Nhiệt độ thanh trùng thường ở 100oC, thời gian thanh trùng 10-25 phút.

Bảng 6.3. Chế độ thanh trùng một số đồ hộp quả nước đường.

Loại quả nước đường Số hiệu hộp Nhiệt độ thanh trùng (oC)
Thời gian thanh trùng (phút)
Nâng nhiệt Giữ nhiệt Hạ nhiệt
Chuối tiêuDứa Dứa Dứa Cam sànhQuít Vải thiềuVải thiềuNhãn 8810138810810 100100100100100100100100100 101010151010101010 201515182520151315 151515201515151515

(Nguyễn Vân Tiếp. 2000)

Nếu dùng lọ thuỷ tinh, cần tạo áp suất đối kháng là 7,85-9,81.104 N/m2 (0,8-1,0at) với nhiệt độ thanh trùng 85-95oC hoặc 11,77.104 N/m2 (1,2at) với nhiệt độ thanh trùng 100oC.

Thanh trùng xong cần làm nguội nhanh để đảm bảo hương vị, màu sắc, độ chắc của đồ hộp và để sắt đỡ bị ăn mòn.

Phẩm chất sản phẩm - định mức sử dụng nguyên liệu

Bảng 6.4. Thành phần hoá học và độ sinh nhiệt của một số đồ hộp quả nước đường

Loại quả nước đường
Thành phần hoá học (%)
Nước Glucid Protid Các chất hữu cơ khác Tro
Độ sinh nhiệt(kcal/100g)
Chuối tiêuDứa QuítVảiNhãnMận 84,985,486,483,783,384,5 13,913,711,714,715,013,2 0,50,30,20,40,50,3 1,30,41,61,11,01,8 0,40,20,10,20,20,2 595749626455

(Nguyễn Vân Tiếp. 2000)

Về phẩm chất cảm quan của đồ hộp quả nước đường, người ta đã xác định theo các chỉ tiêu: hình dáng, màu sắc, mùi vị và độ chắc của quả, phẩm chất của nước đường. Trong một hộp, kích thước, hình dáng và màu sắc của quả phải tương đối đồng đều, nước đường phải trong không lẫn tạp chất. Ở một số nước, người ta đánh giá phẩm chất cảm quan của quả nước đường theo điểm, ví dụ ở Ấn Độ người ta cho điểm như sau:

Bảng 6.5. Điểm đánh giá cảm quan sản phẩm đồ hộp quả đường

Chỉ tiêu
Số điểm cao nhất
Cam quít Dứa Xoài
Mùi vịMàu sắcĐộ chắc và độ đồng đều về kích thướcKhông có các khuyết tật 20202535 20202535 20202535

(Nguyễn Vân Tiếp. 2000)

Tùy theo từng loại quả, người ta qui định tỉ lệ cái tối thiểu của sản phẩm. Trung bình, tỉ lệ cái chiếm 45-55% khối lượng tịnh đồ hộp. Ngoài ra, người ta còn quy định độ chân không và khoảng trống trong hộp. Ví dụ, với xoài, cam quít, dứa nước đường thì độ chân không được quy định là trên 125 mmHg

Về hoá học, quả nước đường thường được xác định hai chỉ tiêu: độ khô theo chiết quang kế (hoặc đo theo khối lượng riêng của nước đường) và độ acid (hoặc chỉ số pH) của nước đường.

Bảng 6.6. Chỉ tiêu hoá học của quả nước đường ở Việt Nam.

Loại quả nước đường Độ khô theo chiết quang kế ở 20oC(%) Độ acid(%)
Dứa ChuốiCam, quít Vải thiềuVải lai, vải chuaNhãnMậnXoài 16 min18 min18 min18 min16 min18 min25 min18 min 0.2 - 0.60.10 min0.60 max0.35 max0.35 min0.30 max1.50 max0.10 min

(Nguyễn Vân Tiếp. 2000)

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Giáo trình công nghệ chế biến thực phẩm đóng hộp. OpenStax CNX. Jul 30, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10811/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Giáo trình công nghệ chế biến thực phẩm đóng hộp' conversation and receive update notifications?

Ask