<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Việc phân chia các hệ ra thành các phần có tỷ trọng khác nhau được tiến hành có hiệu quả nhất khi phân ly. Phân ly đã được sử dụng rộng rãi khi tuyển tinh nấm men gia súc và nấm men bánh mì, khi phân chia các nhũ tương và làm trong các dung dịch các chất hoạt hoá sinh học trước khi cô trong các thiết bị cô và trong các thiết bị siêu lọc. Ứng dụng các máy phân ly cho phép gia công một khối lượng lớn các loại huyền phù khó lọc, cho phép tăng cường việc tách và cô các vi sinh vật và các tiểu phần rắn có kích thước lớn hơn 0,5 m.
Theo mục đích của công nghệ, các máy phân ly chất lỏng theo phương pháp ly tâm được chia ra làm năm nhóm:
- Các máy phân ly để tách hai chất lỏng không hoà tan với nhau (ví dụ nước và parafin) đồng thời loại cấu tử lơ lửng khỏi chất lỏng;
- Bộ lọc để loại các cấu tử lơ lửng (các tế bào của huyền phù vi sinh) khỏi chất lỏng;
- Bộ lọc - bộ phân chia được hoạt động chủ yếu phụ thuộc vào sự lắp ráp rôto;
- Máy cô đặc để tăng nồng độ các cấu tử lơ lửng hay các cấu tử keo của huyền phù vi sinh, đồng thời với việc phân chia sản phẩm trong trường hợp nhũ tương;
- Máy phân cấp để phân loại các cấu tử lơ lửng của huyền phù theo kích thước hay theo tỷ trọng các hạt.
Theo phương pháp thải chất lắng từ rôto, các máy phân ly được chia ra loại máy phân ly tháo bằng xung động ly tâm (tự tháo liệu), loại máy phân ly tháo bằng ly tâm liên tục (có ống thổi thẳng) và loại máy phân ly tháo cặn bằng phương pháp thủ công khi dừng rôto.
Năng suất của máy phân ly phụ thuộc vào các tính chất hoá lý của vật liệu gia công, cũng như vào mức độ cô đặc được yêu cầu.
Yếu tố phân chia của máy phân ly phụ thuộc vào các chỉ số kết cấu và được tính theo công thức:
trong đó : i - số đĩa;
- tốc độ góc của trống, độ/s;
- góc nghiêng tạo ra giữa đĩa và mặt phẳng ngang, độ;
Rmax và Rmin - bán kính lớn nhất và bán kính bé nhất của đĩa, mm.
Máy phân ly làm lắng dạng đĩa được sử dụng trong công nghệ vi sinh để làm trong chất lỏng và tách các hợp chất của các chất lỏng hay của các huyền phù.
Thuộc loại này bao gồm các máy phân ly kín dạng ГтЭ-В, ЮФIт-637, ГтЭ có bộ tháo cặn bằng xung động ly tâm.
Máy phân ly dạng ГтЭ-В (hình 11.6) gồm khung máy 2 có cơ cấu dẫn động, trống quay có van để tháo chất lỏng giữa các đĩa, cơ cấu nhận và tháo 18, thuỷ trạm 7 và bộ hãm .Bên trong vỏ máy phân ly lắp các cơ cấu dẫn động, tốc kế vòng 5, bộ hãm và thuỷ trạm. Ở phần trên của vỏ có âu 8, bên trong nó có thùng 9 để chứa chất lỏng giữa các đĩa. Âu 8 được lắp thêm hai đoạn ống để nạp và tháo chất lỏng lạnh trong qúa trình phân ly. Trống quay là bộ phận hoạt động cơ bản, dưới tác động của lực ly tâm trong không gian giữa các đĩa xảy ra hiện tượng tách các hạt lơ lửng từ chất lỏng canh trường.
Notification Switch
Would you like to follow the 'Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp' conversation and receive update notifications?