<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Theo Andreev, bằng lý thuyết tính toán, ông đã đưa ra được 2 công thức tính chiều dài lưới vây ứng với hai loại tốc độ đàn cá như sau:
+ Nếu đàn cá di chuyển có tốc độ chậm (<1m/s), thì chiều dài lưới vây được tính theo công thức sau:
(8.1)
Nếu xét đến thời gian cần thiết (t0) để giềng chì chìm đến độ sâu nhất định mà ở độ sâu này cá không thể lặn chui qua khỏi giềng dưới để đi ra ra ngoài, khi này chiều dài lưới vây được xác định như sau:
(8.2)
+ Nếu đàn cá di chuyển với tốc độ nhanh (>1m/s), chiều dài lưới vây được tính như sau:
(8.3)
Tương tự, chiều dài lưới vây đối với cá có tốc độ nhanh có xét đến thời gian chìm của giềng chì đến độ sâu nhất định cũng sẽ được tính như sau:
(8.4)
Trong đó:
L1 hoặc L2 hoặc L3 hoặc L4 - là các chiều dài lưới vây cần tính toán; r - là bán kính đàn cá; Vc - là vận tốc di chuyển của cá; Vt - là vận tốc của tàu; x - là khoảng cách tiếp cận đàn cá.
Ta có Bảng 8.1 sau đây cho biết tốc độ di chuyển của cá và bán kính tạo đàn thường gặp ở mốt số loài cá:
Bảng 8.1 - Tốc độ di chuyển và bán kính tạo đàn của một số loài cá | ||
Tên cá | Tốc độ cá (m/s) | Bán kính đàn cá (m) |
Cá Thu | 1.55 - 1.60 | 30 - 35 |
Cá Nục | 1.25 – 1.30 | 35 - 40 |
Cá Trích | 1.00 – 1.20 | 50 - 60 |
Cá Trổng | 0.75 - 0.80 | 50 - 60 |
Chiều cao vàng lưới vây cũng là thông số cần xác định trong tính toán lưới vây. Ta có nhiều cách tính toán cho chiều cao. Tuy nhiên, để đơn giản ta có thể dựa vào các công thức tính toán của Fritman để xác định chiều cao.
Bằng thực nghiệm, Fritman đã đưa ra được công thức để tính chiều cao lưới vây trên cơ sở mối quan hệ tỉ lệ giữa chiều cao và chiều dài lưới vây nhằm đảm bảo giềng chì không bị nâng lên trong quá trình cuộn rút.
Theo Fritman, mối quan hệ giữa chiều cao và chiều dài được xác định bởi công thức sau.
Trong đó: H là chiều cao lưới vây, L là chiều dài lưới vây.
Kỹ thuật khai thác lưới vây liên quan đến chu kỳ (mẻ) khai thác, bao gồm năm bước sau: Chuẩn bị, thăm dò, thả (bủa) lưới, thu lưới và bắt cá.
Tương tự các các loại hình đánh bắt khác, khâu chuẩn bị là bước đầu tiên cần thực hiện và kiểm tra đối với mỗi chuyến hay đợt khai thác lưới vây. Ngoài chuẩn bị xăng, dầu, lương thực, thực phẩm cho chuyến khai thác, ta cần phải xem xét lại tình trạng ngư lưới cụ đang được sử dụng, nếu thấy lưới bị rách, mục,... ta phải vá, sửa chữa ngay, bởi vì chỉ cần rách một lổ tương đối rộng ở thân hoặc tùng lưới vây thì toàn bộ cá có thể thoát ra ngoài khi ta đang cuộn rút lưới vây.
Đối với toàn bộ quá trình khai thác lưới vây, thì khâu thăm dò cá là khâu quan trọng nhất cho một mẽ khai thác lưới vây có hiệu quả. Lưới vây không thể hoạt động hiệu quả nếu việc thăm dò, phát hiện khu vực, vị trí của đàn cá không được đánh giá một cách chính xác và không dự báo được mật độ tập trung cao của đàn cá.
Notification Switch
Would you like to follow the 'Am nhac' conversation and receive update notifications?