<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Trong tương lai, để tận dụng những khoản kinh phí lớn đã đầu tư vào các phòng thí nghiệm công nghệ sinh học, Việt Nam cần tiến hành các công trình nghiên cứu mũi nhọn và nghiên cứu ứng dụng nhằm sáng chế và sản xuất những sản phẩm có khả năng kinh tế thuộc lĩnh vực tạo chất liệu làm các bộ phận nhân tạo của cơ thể (regenerative medicine), bộ gen và protein. Bên cạnh đó, Việt Nam cần khuyến khích các phòng thí nghiệm có trang thiết bị hiện đại của các ngành như cơ khí, điện, điện tử... tập trung vào họat động công nghệ Y Sinh.

Các nhà lãnh đạo nhất thiết phải xác định được tầm quan trọng của công tác nghiên cứu trong bức tranh toàn diện. Các chương trình nghiên cứu nên gắn kết với việc phát triển giáo dục và đào tạo ở mọi tầng lớp. Nên xác định những đề tài hữu ích, độc đáo hay những đề tài mà Việt Nam có thể chiếm vị thế quan trọng khi cộng tác với các viện nghiên cứu Hoa Kỳ. Ví dụ như việc đánh giá những quy trình cơ bản của một phương pháp dựa theo kinh nghiệm ở Việt Nam, đánh giá các phương pháp y học và dược liệu cổ truyền. Một biện pháp khả thi nữa là tạo điều kiện để các nghiên cứu viên Việt Nam tham gia vào các dự án nghiên cứu đang được thực hiện tại Hoa Kỳ. Ngoài ra, có thể tổ chức các cuộc hội thảo, tham quan trao đổi, sử dụng các quỹ học bổng và nghiên cứu (như Quỹ học bổng Full bright và VEF). Muốn thực hiện công tác này một cách hiệu quả thì việc thiết lập các cơ sở dữ liệu về các chương trình nghiên cứu, việc tham dự của sinh viên, giảng viên vào các chương trình nghiên cứu và việc tận dụng các nguồn lực sẵn có là rất cần thiết.

Huấn luyện giảng viên

Với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực, Việt Nam cần cử những người có kinh nghiệm về công nghệ Y Sinh, hoặc có học vị cao trong các ngành khác, đi tập huấn ngắn hạn tại Hoa Kỳ về công nghệ Y Sinh học (khoảng 3 đến 12 tháng).

Trong kế hoạch vừa và dài hạn, Việt Nam nên gửi sang Hoa Kỳ các nhà giáo dục có năng lực và năng động. Họ sẽ cùng làm việc với nhau trong các nhóm khoảng năm đến mười người được đào tạo để trở thành một thế hệ các nhà giáo mới cho ngành kỹ thuật Y Sinh. Tức là, họ sẽ trở thành những chuyên gia không những am tường về chuyên môn của mình, mà còn hiểu rõ tầm quan trọng của mối ràng buộc chặt chẽ giữa ba lĩnh vực: Giáo dục, nghiên cứu và sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ của họ là đào tạo những thế hệ sinh viên mới có cùng nhận thức và hoài bão như họ. Trong thời gian học tập tại Hoa Kỳ, họ sẽ được huấn luyện vào cùng một thời điểm, làm việc cùng nhau trong một phân khoa riêng. “Phân khoa ảo” này sẽ được "nuôi nấng" tại một viện nghiên cứu ở Hoa Kỳ cho đến khi trưởng thành và sẽ quay về Việt Nam với tri thức mới cùng với trang thiết bị đã quen sử dụng ở Hoa Kỳ. Mô hình này không những tạo nên những nhân viên có năng lực, thành thục các trang thiết bị khoa học mà còn giúp họ làm quen với một cơ sở hạ tầng vững chắc, để khi trở về Việt Nam họ sẽ tiếp tục hoạt động hữu hiệu. Cách này cũng giúp cho Việt Nam tránh khỏi tình trạng chảy máu chất xám. Chính những người này sẽ trở thành hạt nhân tiếp tục phát huy hiệu quả và phát triển đội ngũ cán bộ thông qua việc đào tạo ra những thế hệ kỹ sư trẻ.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Phương pháp day học. OpenStax CNX. Aug 07, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10902/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Phương pháp day học' conversation and receive update notifications?

Ask