<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Sự phát triển và hoạt động trao đổi chất của nấm (nấm men và nấm mốc) trong thực phẩm có thể có những ảnh hưởng khác nhau. Mặt khác hoạt động của nấm đã được khai thác bởi con người cho muc đích sản xuất và chế biến thực phẩm. Thực tiển thu được quả thể nấm rơm cũng như sự ứng dụng nấm mốc để chuẩn bị thực phẩm lên men đã trãi qua nhiều thế kỷ. Gần đây là nấm sợi cũng như nấm men đã được nuôi cấy để thu được thực phẩm dinh dưỡng giàu đạm cho con người và vật nuôi. Nấm đóng vai trò quan trọng trong sự lên men công nghiệp để tạo ra nhiều loại phân hoá tố (enzim) và các chất hữu cơ khác. Nhiều trong số này được ứng dụng như thành phần của thức ăn. Gần đây nhất, kỹ thuật tái tổ hợp DNA đã trở nên phổ biến để bổ sung những đặc tính của nấm. Một vài ứng dụng cho công nghệ thực phẩm sẽ được đề cập.
Lên men là một trong những kỹ thuật lâu đời nhất của sự chế biến thực phẩm và mang tầm quan trọng kinh tế to lớn. Sự xuất hiện, qui trình chế biến, và sử dụng của thực phẩm lên men đã được viết nhiều (Campbell-platt 1987, Steinkraus 1997). Một vài sản phẩm lên men (phó-mat, bia, rượu, nứơc tương) đã có kinh nghiệm sản xuất một lượng lớn, với việc sử dụng giống chủng ưu việt, mặt khác nhiều thực phẩm lên men hãy còn được sản xuất sử dụng kỹ thuật truyền thống lâu đời dưới những điều kiện đơn giản hoặc ngay cả nguyên sơ.
Do nhiều nguyên nhân, của nền kinh tế và tính chất yêu cầu của sản phẩm, hầu hết việc lên men thực phẩm không thể tiến hành một cách lợi nhuận dưới điều kiện vô trùng. Thực phẩm lên men vì thế có thể chứa đựng nhiều vi khuẩn, nấm men và nấm mốc, xuất xứ từ vất liệu thô, giống chủng, sự nhiễm trong tiến trình.
Bảng 7.1. Thực phẩm (chọn lọc) lên men bởi giống hỗn hợp (nấm mốc, nấm men, vi khuẩn)
Nấm mốc | Nấm men | Vi khuẩn | Cơ chất | sản phẩm | sử dụng | nguồn gốc |
Actinomucor elegans | Đậu hũ | chao | thực phẩm đạm | Trung Quốc, VN | ||
Amylomyces rouxii | Endomyces spp. Hyphopichia spp. | Pediococcus spp.Enterococcus spp. | gạo (không nấu) | Ragi | giống chủng làm rượu | Phương Đông |
Aspergillus oryzaeA. soyae | Zyg. rouxiiTorulopsis spp. | Tetragenococcus halophila; Ent. faecalis | đậu nành + gạo/lúa mạch | Miso | đồ gia vị | Phương Đông |
A. oryzaeA. soyae group | Zyg. rouxii, Zyg. soyzae, Hansennula spp., Torulopsis spp., Candida spp. | Lactobacillus delbrueckii, Tet. halophilaPed. damnosus | đậu nành + lúa mì + muối | Nước tương | đồ gia vị | Phương Đông |
A. oryzae | Hans. anomala,Sacch. Cerevisae (saké) | Leuc. mesenteroi-des var saké, Lb. saké | gạo nấu | Saké | rượu | Nhật |
Monascus purpureusM. rubber,M. pilosius | gạo nấu | Ang-kak(gạo lên men với mốc đỏ) | chất tạo màu,đồ gia vị,thành phần bổ dưỡng | Trung Quốc, Nhật | ||
Penicillum roqueforti | Yarrowia lipolytica | Leuconostoc spp. | Bánh sữa (hoa sữa ép) | Phó-mát kiểu roquefort | thực phẩm đạm, đồ gia vị | Pháp |
P. camemberti | Candida spp.Kluyveromyces spp.Torulopsis spp | Brevibacterium linensLc. lactis ssp cremoris | Bánh sữa (hoa sữa ép) | Phó-mát kiểu Camem-bert | thực phẩm đạm, đồ gia vị | Pháp |
P. nalgiovenseP. chrysogenum | Mirococcus spp.Staphylococcus spp.Pediococcus spp.Lactobacillus spp. | thịt (xúc xích) | Salani | thực phẩm đạm | Châu Âu | |
Rh. oligoporusRh. chinensis,Rh. oryzae,Mucor indicus | Trichosporon beigelii,Clavispora lusitaniase,Yar. lipolytica | Klebsiella pneumoniaeEnterobacter cloacae,Lactobacillus spp. | đậu nành | Tempeh | thực phẩm đạm,thức ăn nhanh | Indonesisa |
Notification Switch
Would you like to follow the 'Giáo trình môn nấm học' conversation and receive update notifications?