<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Lưu ý:
Đầu cánh lưới
Hiện nay, lưới kéo trên thế giới có các dạng đầu cánh lưới như sau: đầu cánh thẳng; đầu cánh hình thang; đầu cánh cắt vát; và đầu cánh dạng đuôi én.
Trong các dạng đầu cánh như trên thìđầu cánh đuôi én thường được áp dụng nhất bởi cho độ mở cao là lớn nhất. Thực nghiệm về độ mở cao của các loại đầu cánh cho thấy rằng nếu ta giả định là độ mở cao của đầu cánh đuôi én là 100% thì đầu cánh đuôi thẳng và đầu cánh rút ngắn có độ mở cao là 70%; đầu cánh hình thang là 75%; và cầu cánh cắt vát là 80%. Do vậy, tùy theo đối tượng đánh bắt mà ta chọn đầu cánh có độ mở cao thích hợp.
Cánh lưới
Trên thế giới hiện nay có các dạng cánh lưới sau:
Tác dụng của cánh lưới lưới là để tăng diện tích vây vét cá, tôm. Cánh lưới càng dài thì diện tích vây vét càng lớn, nhưng sức cản cũng tăng lên. Để giảm lực cản cho cánh lưới, người ta nối thêm viền trống. Tác dụng của viền trống giúp đưa ván lưới ra xa cánh, giảm sự cố gây rách cánh lưới, đồng thời tạo điều kiện cho ván làm việc an toàn, ổn định. Viền trống đồng thời cũng là một cánh lưới giả có khả năng lùa quét cá, tôm.
Llưới chắn = (0,3-0,4).B
Lcánh = (0,2-0,3).B
Lưu ý: Cánh lưới kéo tầng giữa thì ngắn hơn cánh lưới kéo tầng đáy.
Lhàm trên = (0,12-0,2).B
ở đây: B là chiều rộng kéo căng của tấm lưới chắn.
K = 0,2-0,3
+ Thân lưới
Tác dụng của thân là tiếp tục lùa và hướng cá vào đụt. Do thân lưới phải dài nên than có thể được phân thành nhiều đoạn thân có kích thước cạnh mắt lưới và độ thô chỉ lưới khác nhau.
Hiện nay có 3 dạng thân lưới sau: thân hình nón; thân phỏng nón; và thân hình chữ nhật.
- Chiều dài của thân: Lthân = (0,2-0,6).B
nhưng thường thấy nhất là :Lthân = (0,3-0,4).B
trong đó: B là chiều rộng kéo căng của mép trên của thân.
- Độ nghiêng của thân: K = (0,2-0,3) nghĩa là α = (16-18)o
+ Đụt lưới
Đụt lưới là nơi giữ cá, chứa cá và bắt cá. Do đó nhiệm vụ của đụt là không để cho cá thoát ra ngoài, cũng như không cho cá đóng vào lưới. Vì thế, đụt lưới là nơi có kích thước mắt lưới là nhỏ nhất và độ thô chỉ lưới lớn nhất so với các phần thân và cánh (d/a>>). Ta có các dạng kiểu đụt lưới sau:
Trong quá trình làm việc đụt lưới kéo luôn bị ma sát với nền đáy, nên đụt thường bi mài mòn, do đó, ổ phần đụt ngưới ta còn làm thêm áo bao đụt, áo này có độ thô chỉ lưới lớn hơn và chống mài mòn tốt hơn so với áo đụt lưới.
Độ nghiêng của phần đụt : K = 0,12-0,16
Độ rộng phần đụt thì phụ thuộc vào chiều rộng của phần dùng cho trượt lưới khỏi tàu (ở đuôi tàu), phụ thuộc vào lực kéo của máy tời và phụ thuộc vào lượng cá chứa trong đụt lưới. Ta có thể tính chiều dài đụt lưới kéo theo công thức sau:
trong đó: G là sản lượng (theo tấn) của một mẽ lưới kéo.
q là trọng lượng cá chứa trong 1 m chiều dài đụt.
n là chiều dài dự trữ, thường n = 2-2,5 m
+ Phao
Notification Switch
Would you like to follow the 'Am nhac' conversation and receive update notifications?