<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Hình 10-13: Sơ đồ hoạt động của rơ le áp suất dầu
Một điểm trong cấu tạo của rơ le áp suất dầu cũng cần lưu ý là khi hiệu áp suất giảm, rơ le không tác động dừng máy ngay mà phải thông qua điện trở đốt nóng cơ cấu lưỡng kim, cơ cấu lưỡng kim giãn nở nhiệt mới dừng máy. Có nghĩa rằng, hiệu áp suất phải thực sự giảm và giảm trong một thời gian nhất định. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng vì trong quá trình làm việc, do sự dao động hoặc do có lẫn các bọt khí hiệu áp suất có thể giảm tức thời. Đây không phải là sự cố mà chỉ là những tác động mang tính nhất thời.
Trường hợp rơ le áp suất không có điện trở sấy và cơ cấu lưỡng kim như trên, cần phải sử dụng rơ le thời gian để đếm thời gian giảm hiệu áp suất. Chỉ khi hiệu áp suất giảm trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 10 giây) thì mới tác động dừng máy nén.
10.4.2 Mạch giảm tải
Mạch giảm tải trong sơ đồ đã chỉ ra trên hình 10-14 được sử dụng để giảm tải trong các trường hợp sau:
a) Khi mới khởi động đang chạy theo sơ đồ sao Y, do dòng khởi động rất lớn nên bắt buộc giảm tải.
b) Khi vận hành do phụ tải lớn, người vận hành muốn giảm tải bằng tay.
c) Lúc chạy bình thường (chế độ tam giác ) nhưng áp suất hút quá thấp, hệ thống hoạt động không hiệu qủa nên máy chuyển sang chế độ giảm tải.
Khi giảm tải, cuộn dây van điện từ (SV) có điện và mở thông đường dầu tác động lên cơ cấu giảm tải của máy nén để giảm tải.
Công tắc xoay COS trên sơ đồ điều khiển cho phép lựa chọn chế độ giảm tải bằng tay MANUAL (ngay lập tức), chế độ giảm tải tự động AUTO hoặc ngắt mạch giảm tải OFF.
Sơ đồ mạch điện trên hình 10-13 cho thấy trong quá trình khởi động khi đang chạy theo sơ đồ sao Y thì máy nén luôn luôn giảm tải vì lúc này cuộn dây khởi động từ (MS) đang có điện, tiếp điểm thường mở của nó trên mạch giảm tải đóng và cuộn (SV) có điện.
Khi ở chế độ tự động AUTO, chỉ khi áp suất hút nhỏ hơn giá trị đặt trước thì sẽ giảm tải.
Ngoài ra ở thời điểm bất kỳ nào cũng có thể giảm tải máy nén được khi xoay công tắc COS sang vị trí MANUAL.
Khi máy nén đang ở chế độ giảm tải, đèn (L3) sẽ sáng báo hiệu hệ thống đang chạy chế độ giảm tải.
10.4.3 Mạch bảo vệ áp suất cao
Trên hình 10-14 biểu diễn mạch điện bảo vệ áp suất cao.
Khi hệ thống hoạt động bình thường, tiếp điểm của rơ le áp suất cao HP mở, đèn (L4) và cuộn (HPX) không có điện.
Khi áp suất phía đẩy của máy nén vượt quá giá trị đặt trước khoảng 18,5 kG/cm2, tiếp điểm rơ le áp suất cao HP đóng (UP-ON), cuộn dây rơ le trung gian (HPX) có điện và đèn (L4) sáng báo hiệu sự cố. Lúc này các tiếp điểm thường đóng HPX nhả ra. Trên mạch khởi động cuộn (AX) mất điện và tác động dừng máy nén.
Rơ le sự cố (HPX) cũng tự duy trì điện cho nó thông qua các tiếp điểm thường đóng RES và tiếp điểm thường mở HPX.
Chỉ sau khi khắc phục xong sự cố và nhấn nút RESET thì cuộn (HPX) mới mất điện.
10.4.4 Mạch bảo vệ quá dòng
Trên hình 10-14, OCR biểu thị cơ cấu lưỡng kim của rơ le nhiệt. Ở nhiệt độ bình thường cơ cấu lưỡng kim đóng tiếp điểm mạch điện cho các công tắc tơ máy nén và cuộn (AX). Lúc này hệ thống có thể khởi động làm việc.
Notification Switch
Would you like to follow the 'Thu course' conversation and receive update notifications?