<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
+ Thả ngang gió
Trong trường hợp hướng gió và hướng nước ngược chiều nhau và chiều dài lưới không lớn, ta có thể thả ngang gió theo sơ đồ (H 4.5). Thả cho trường hợp này có thể tàu cho chạy với tốc độ chậm, nhưng chú ý quan sát coi chừng lưới quấn chân vịt.
+ Thả xuôi gió
Trường hợp này khi gió, nước vuông góc nhau, tốc độ gió là nhỏ so với tốc độ dòng chảy, ta thả theo dạng sơ đồ sau (H 4.6). Thả cho trường hợp nàt có thể lợi dụng sức gió để đẩy tàu.
Trường hợp thả zig-zag áp dụng khi gió thôi xuôi tàu, tốc độ gió trung bình. Ta có các bước sau:
Lần lượt làm tương tự đến khi nào toàn bộ vàng lưới thả xong. Thời gian thả lưới đối với một vàng lưới rê thường là từ 0.5-1 giờ. Thả cho trường hợp này ta có thể tranh thủ được trớn đi tới của tàu (không phải cho chân vịt quay) có thể tránh được sự cố lưới quấn chân vịt.
Sau giai đoạn thả lưới là đến thời gian trôi lưới. Thời gian trôi lưới là thời gian lưới được ngâm thả trôi trong nước cũng chính là thời gian khai thác (thời gian cá đóng vào lưới). Thời gian trôi lưới tùy thuộc vào ý muốn của người khai thác, ở ngoài biển, thời gian trôi lưới thường tính từ lúc mặt trời lặn cho đến khoảng 11-12 giờ khuya, khoảng sau 4-5 giờ thì bắt đầu thu lưới.
Trong thời gian này công việc tương đối nhàn hạ, chỉ cần cử 1-2 người trực theo dõi quan sát lưới và tình hình khu vực xung quanh. Một số công việc cần chú ý trong thời gian này là:
Trường hợp (a): là bình thường.
Trường hợp (b): Trường hợp này nước đẩy phần lưới ở gần tàu trôi nhanh hơn phần đầu lưới. Để khắc phục trường hợp này ta cho tàu chạy lên phía trước, đến khi nào 2 đầu phần lưới ngang nhau.
Trường hợp (c): Trường hợp này nước đẩy phần lưới ở gần phao đầu lưới trôi nhanh hơn phần đầu tàu. Để khắc phục trường hợp này ta cho tàu chạy lùi lại phía sau, đến khi nào 2 đầu phần lưới ngang nhau.
Sau thời gian thả lưới thì đến giai đoạn thu lưới và bắt cá. Đây là công đoạn nặng nhọc nhất, cần rất nhiều người: 3-4 người kéo lưới, 1-2 người gỡ cá và 1 người điều khiển tàu chạy dọc theo chiều dài giềng phao với tốc độ chậm để giúp thu lưới nhanh và giảm được lực thu kéo lưới.
Trong quá trình thu lưới và bắt cá ta có thể:
+ Vừa thu lưới, vừa bắt cá nếu cá đóng ít và đóng rãi rác suốt chiều dài vàng lưới.
+ Thu lưới trước, bắt cá sau nếu cá nhiều và gỡ không kịp. Khi này ta vẫn tiếp tục gỡ cùng lúc với thu lưới, nhưng gỡ được bao nhiêu thì hay bấy nhiêu, còn lại thì sau khi thu lưới xong sẽ gỡ tiếp.
+ Vùng cá đóng
Trong quá trình thu lưới ta nên chú ý đến vùng cá đóng là: Đóng đầu lưới hay cuối lưới; đóng ở giềng phao hay giềng chì, nhằm điều chỉnh lưới thích hợp hơn ở lần khai thác tiếp theo.
Nếu cá đóng ở đầu lưới, thì có lẽ ta đã bủa lưới trật vùng cá xuất hiện, mà lẽ ra ban đầu lưới nên được thả lùi lại một đoạn, khi đó có thể ta sẽ được cá nhiều hơn (H 4.10a).
Tương tự, trường hợp cá đóng ở cuối lưới, thì lẽ ra lưới nên dành nhiều lưới để bủa thêm ở khu vực này thay vì ta đã bủa quá xa đàn cá (H 4.10b).
Nếu cá đóng ở giềng phao, có lẽ ta đã cho lưới xuống quá sâu, lẽ ra ta nên thu ngắn dây phao ganh để lưới lên cao hơn (H 4.10c).
Ngược lại, nếu cá đóng ở giềng chì, có lẽ ta đã cho lưới chưa xuống đúng độ sâu mà cá xuất hiện, lẽ ra ta nên nới fài thêm dây phao ganh (H 4.10d).
+ Tình trạng cá lúc bắt
Tương tự, ta nên chú ý tình trạng cá lúc bắt là: Cá còn tươi hay sống hay cá đã chết lâu rồi. Lý do là để biết thời gian cá đóng là khi nào, cá vừa mới đóng hay đã đóng từ lâu, để xác định thời điểm thả lưới cho thích hợp cho lần sau.
Notification Switch
Would you like to follow the 'Am nhac' conversation and receive update notifications?