<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Lượng sản phẩm sản xuất ở năm thứ năm là 190.000 sản phẩm, do đó tổng chi phí biến đổi ứng với sản lượng đó là 190.000c.
Lượng chi phí cố định hàng năm của qui trình tự động tăng so với qui trình thủ công là: 690.000 - 269.000 = 421.000
Để cho lượng chi phí biến đổi của qui trình tự động giảm xuống một lượng đủ bù đắp cho phần tăng của chi phí cố định thì ta có:
190.000c = 421.000 c = 2,22
Như vậy chi phí biến đổi trên sản phẩm của qui trình tự động là:
29,5 - 2,22 = 26,28 hay 262.800 đồng/sản phẩm.
Bài 2: Một nhà sản xuất đang xem xét các khả năng khác nhau về phương tiện sản xuất A và B cho một loại sản phẩm mới. Những thông tin dưới đây thu thập cho phân tích như sau (ĐVT: 1.000đồng).
Nếu như thuế và giá trị thu hồi cuối cùng là không đáng kể, thời gian hoàn vốn của từng phương tiện là bao nhiêu? Chi phí biến đổi/sản phẩm của phương tiện A là bao nhiêu để làm cho phương tiện A này có tính hấp dẫn như phương tiện B?
Chỉ tiêu | Phương tiện A | Phương tiện B |
Chi phí ban đầu | 17.808.000 | 9.100.000 |
Chi phí cố định hàng năm | 300.000 | 200.000 |
Biến phí/đơn vị sản phẩm | 22,40 | 27,6 |
Nhu cầu trung bình hàng năm (sản phẩm) | 600.000 | 600.000 |
Đơn giá sản phẩm | 36 | 36 |
Lời giải
Theo số liệu đề bài ta xác định được lợi nhuận hàng năm của:
Phương tiện A:(36 - 22,4)600.000 - 300.000 = 7.860.000
Thời gian hoàn vốn là 2 năm 3 tháng 5 ngày
Phương tiện B:(36 - 27,6)600.000 - 200.000 = 4.840.000
Thời gian hoàn vốn là
Xác định chi phí biến đổi của phương tiện A để có tính hấp dẫn như phương tiện B.
Ta gọi c là chi phí biến đổi/sản phẩm của phương tiện A, như vậy lợi nhuận hàng năm của phương tiện A mang lại là:(36 - c)600.000 - 300.000
Để phương tiện A có tính hấp dẫn như phương tiện B thì thời gian hoàn vốn của phương tiện A phải bằng với thời gian hoàn vốn của phương tiện B.
Tức là:
1.128.000c = 40.608.000 - 300.000 - 17.808.000
c = 19,95 hay chi phí biến đổi của phương tiện A là 19.950 đồng/sản phẩm.
Bài 3: Một công ty đang cố gắng tính toán để lựa chọn, hoặc là mua các bộ phận rời từ nhà cung ứng, hoặc sản xuất những bộ phận này bằng cách lắp ráp thủ công hay bằng hệ thống lắp ráp tự động. Dưới đây là số liệu để căn cứ vào đó mà ra quyết định (ĐVT:1.000 đồng).
Chỉ tiêu | Mua | SX thủ công | SX bằng tự động |
Khối lượng sản xuất hàng năm | 250.000 | 250.000 | 250.000 |
Chi phí cố định/năm | 0 | 750.000 | 1.250.000 |
Chi phí biến đổi/bộ phận | 10,50 | 8,95 | 6,40 |
a. Dựa trên số liệu này, khả năng nào là tốt nhất?
b. Ở những khối lượng sản xuất nào thì không có sự khác biệt giữa sản xuất thủ công và sản xuất bằng máy móc tự động?
c. Ở những khối lượng sản xuất nào thì không có sự khác biệt giữa mua và sản xuất tự động?
Lời giải
a. Ta xác định tổng chi phí hàng năm của từng trường hợp như sau:
Y1 = 10,50 * 250.000 + 0 = 2.625.000
Y2 = 8,95 * 250.000 + 750.000 = 2.987.500
Y3 = 6,40 * 250.000 + 1.250.000 = 2.850.000
So sánh 3 hàm chi phí trên ta thấy, nếu khối lượng sản xuất hàng năm chỉ cần là 250.000 sản phẩm thì nên mua bộ phận rời sẽ có lợi hơn là tự mình sản xuất ra.
Notification Switch
Would you like to follow the 'Lý thuyết và bài tập quản trị sản xuất đại cương' conversation and receive update notifications?