<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Công suất thực tế của xí nghiệp đạt được trong kỳ (6 tuần lễ) là:
Bài 4: Xí nghiệp sản xuất 3 loại sản phẩm A, B, C cung cấp cho khách hàng theo lịch như sau:
Tuần | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
Sản phẩm ASản phẩm BSản phẩm C | 500200- | --400 | 200200- | -60050 | 300100- | --200 | 400750100 |
Chi phí chuyển đổi máy móc thiết bị từ sản xuất sản phẩm này sang sản xuất sản phẩm khác là 200.000 đồng/1 lần chuyển (nếu tuần này đang sản xuất sản phẩm A, tuần sau lại nối tiếp sản xuất sản phẩm A thì không tốn chi phí chuyển đổi máy móc thiết bị, nhưng chuyển qua sản xuất sản phẩm khác thì phải tốn chi phí chuyển máy móc). Biết năng lực sản xuất chung của nhà máy là 200 giờ/tuần. Biết thêm các thông tin khác như dưới đây:
Chỉ tiêu | |||
Sản phẩm | |||
A | B | C | |
Tồn kho đầu kỳ (sản phẩm)Tồn kho an toàn (sản phẩm)Kích thước lô hàng (sản phẩm)Thời gian sản xuất 1 sản phẩm (phút)Chi phí tồn trữ (đồng/sản phẩm/tuần) | 50020300151.500 | 15010150202.000 | 30030400301.800 |
a. Hãy xác định lịch trình sản xuất chính.
b. Xác định tổng chi phí thực hiện sao cho tổng chi thấp nhất.
Bài giải
a. Xác định lịch trình sản xuất chính.
Từ thông tin của đề bài, ta đã có được nhu cầu tổng hợp cho từng sản phẩm A, B, C ở 7 tuần lễ tới. Do đó, ta chỉ tính yêu cầu sản xuất cho từng sản phẩm A, B, C cụ thể ở từng tuần như sau:
Sản phẩm | Chỉ tiêu | |||||||
Tuần | ||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | ||||
A | Nhu cầuTồn kho đầu kỳYêu cầu sản xuấtTồn kho cuối kỳ | 500500300300 | -300-300 | 200300-100 | -100-100 | 300100300100 | -100-100 | 700100600300 |
B | Nhu cầuTồn kho đầu kỳYêu cầu sản xuấtTồn kho cuối kỳ | 200150150100 | -100-100 | 20010015050 | 2005060050 | 10050150100 | -100-100 | 750100750100 |
C | Nhu cầuTồn kho đầu kỳYêu cầu sản xuấtTồn kho cuối kỳ | -300-300 | 400300400300 | -300-300 | 50300-250 | -250-250 | 200250-50 | 10050400350 |
Theo lịch trình trên ta có nhận xét:
Đối với sản phẩm A ở tuần 1 ta phải sản xuất thêm 1 lô 300 sản phẩm, vì nếu giao hàng bằng lượng tồn kho của kỳ trước để lại mà không sản xuất thì không còn hàng tồn kho, trong khi đó lượng hàng tồn kho an toàn của sản phẩm là 20, sẽ dưới mức tồn kho an toàn. Do đó phải sản xuất thêm 1 lô sản phẩm A. Ở tuần 7, nếu ta sản xuất 1 lô thì không đủ lượng hàng để giao cho khách hàng, để đảm bảo đủ lượng hàng thì ta phải sản xuất liên tục 2 lô sản phẩm A.
Đối với sản phẩm B cũng vậy, ở tuần thứ 4 ta phải sản xuất liên tục 4 lô và ở tuần thứ 7 ta sản xuất liên tục 5 lô sản phẩm B.
Từ lịch trình sơ bộ ở trên, ta có thể tổng hợp thành lịch trình như sau.
(ĐVT: sản phẩm)
Tuần | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
Sản phẩm ASản phẩm BSản phẩm C | 300150- | --400 | -150- | -600- | 300150- | --- | 600750400 |
Ta qui đổi lịch trình này từ yêu cầu sản xuất dưới dạng sản phẩm ra yêu cầu sản xuất dưới dạng thời gian (giờ) cần thiết để có được sản phẩm A, B, C.
Tuần | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | Tổng |
Sản phẩm ASản phẩm BSản phẩm C | 7550- | --200 | -50- | -200- | 7550- | --- | 150250200 | 300600400 |
Tổng thời gian | 125 | 200 | 50 | 200 | 125 | - | 600 | 1.300 |
Năng lực SX | 200 | 200 | 200 | 200 | 200 | 200 | 200 | 1.400 |
Theo lịch trình thời gian ta có nhận xét như sau:
Trong 6 tuần lễ đầu thì nhu cầu sản xuất thực tế luôn nhỏ hơn năng lực sản xuất của xí nghiệp, do đó nó dưới tải.
Riêng tuần thứ 7, nhu cầu sản xuất thực tế gấp 3 lần năng lực sản xuất của xí nghiệp, do đó nó quá tải. Để đảm bảo có đủ hàng hóa đáp ứng cho khách hàng đúng lịch, thì ta phải chuyển một số lô sản phẩm được sản xuất ở các tuần trước đó.
Notification Switch
Would you like to follow the 'Lý thuyết và bài tập quản trị sản xuất đại cương' conversation and receive update notifications?