<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
( khi đó lưu lượng trạm bơm II bằng 0, cột nước do trạm bơm I tạo thành sẽ làm tăng cột nước cưả vào của trạm bơm II ) và cũng nhờ có tháp điều áp 4 mà giảm được trị số áp lực nước va tác động lên máy bơm của trạm số II ...
Hình 8 - 11. Sơ đồ bố trí nối tiếp bậc thang các trạm bơm .
1- nguồn nước; 2,5- trạm bơm nâng số I và số II; 3- các đường ống áp lực; 4- tháp điều áp ( tháo sự cố ); 6- kênh tháo; 7,8,9- biểu đồ cột nước tương ứng: khi hai trạm làm việc bình thường, khi QI,II = 0 và ngắt sự cố , khi bơm II có QII = 0 và tháo sự cố.
Ở vùng núi và trung du, các khu tưới thường có đặc điểm: ruộng đất có độ dốc lớn và ruộng bậc thang, diện tích tưới nhỏ, phân tán, các khu tưới lại xa nguồn nước, sông suối miền núi có lưu lượng thay đổi lớn giữa lũ và kiệt, dòng chảy mang nhiều phù sa về mùa lũ, cao trình đặt máy lại cao so với mực nước biển ... những đặc điểm này gây bất lợi về giá thành lẫn vấn đề khí thực. Do vậy khi bố trí trạm cần phải có những giải pháp thích hợp để giảm đầu tư và đảm bảo an toàn cho trạm, như:
+ Vì ruộng bậc thang nên cần phân cấp các trạm bơm theo khu tưới để tiết kiệm năng lượng khi bơm;
+ Do ống đẩy dài, cột nước cao để giảm giá thành ống cần giảm hợp lý đường kính ống đẩy và phải kiểm tra nước va đường ống khi dừng máy đột ngột;
+ Giao động mực nước giữa hai mùa kiệt và lũ rất lớn , cao trình đặt máy lại cao so với cao trình biển, dòng chảy nhiều bùn cát ... việc chọn cao trình đặt máy cần phải đảm bảo chống khí thực ..v.v..
Có những cách bố trí sau đây áp dụng với trạm bơm tưới vùng cao ( Hình 8 - 12 ):
Bố trí trạm bơm một cấp ( Hình 8 - 12,a ): Dùng một trạm bơm có bể tháo đặt ở cao trình khống chế toàn bộ diện tích tưới. Sơ đồ này thường thích hợp với vùng đồi ven sông, khu tưới rãi thành những rẻo nhỏ;
Bố trí cùng một trạm bơm bơm lên nhiều bể tháo có cao trình khác nhau , mỗi bể tháo khống chế một khu tưới ( Hình 8 - 12,b):có thể dùng ống đẩy chung rồi phân nhánh
đưa nước về các bể tháo ở các cao độ khống chế;
Bố trí nhiều trạm bơm riêng biệt cung cấp nước cho từng khu tưới có cao trình khống chế khác nhau ( Hình 8 - 12,c ). Cách bố trí này thường được áp dụng khi khu tưới trải dọc theo bờ nguồn nước;
Bố trí trạm bơm nhiều cấp, nối tiếp từ trạm cấp 1 lên đến trạm cấp cuối cùng . Ở tại mỗi cấp sẽ cấp nước tưới tương ứng và bơm tiếp lên trạm trên ( Hình 8 - 12,d ).
Những cách bố trí sau đem lại lợi ích kinh tế hơn so với việc dùng một trạm tưới cho cả vùng có cao trình khác nhau.
Hình 8 - 12. Một số sơ đồ bố trí trạm bơm tưới vùng cao.
a) Trạm bơm một cấp ; b) Một trạm bơm nhiều bể tháo ;
c) Nhiều trạm riêng biệt ; d) Trạm bơm nhiều cấp.
Notification Switch
Would you like to follow the 'Máy bơm và trạm bơm' conversation and receive update notifications?