<< Chapter < Page Chapter >> Page >

- Khi nguồn nước có các hạt rắn lơ lửng với đường kính hạt từ 0,25 ... 0,5 mm thì nên xây dựng bể lắng. Vị trí bể lắng đặt khoảng giữa công trình lấy nước và nhà máy Đối với phù sa, đường kính hạt rắn nhỏ không có nguy hại cho máy bơm thì nên thiết kế kênh dẫn mang phù sa bón ruộng. Nên bố trí kết hợp cửa lấy nước với nhà máy, sử dụng cửa lấy nước nhiều tầng để lấy nước trong, loại trừ cát lớn vào máy bơm.

- Ở vị trí có bãi sông hẹp, bờ sông dốc và giao động mực nước sông không lớn hơn 8 m, nếu dùng sơ đồ kênh dẫn sẽ đào kênh sâu dẫn đến khối lượng lớn, lại dễ bồi lắng bùn cát trong quá trình làm việc. Do vậy, trường hợp này nên dùng sơ đồ kết hợp giữa nhà máy và công trình lấy nước thành khối ( Hình 8 -2,a ), hoặc công trình lấy nước và nhà máy đặt tách nhưng gần nhau bên bờ sông ( xem Hình 8 - 2,b ).

Hình 8 - 2. Sơ đồ bố trí nhà máy - cửa lấy nước bên bờ sông.

a) Bố trí kết hợp:1- nguồn nước; 2- phần cửa lấy nước; 3,5 - cầu trục cửa lấy nước va cầu trục gian máy; 4- gian máy chí8nh; 7- nửa tầng cáp điện; 9- van đĩa;10- động cơ điện; 11- bơm li tâm trục đứng; 12 - ống hút cong; 13- MBA.b) Bố trí riêng lẻ bên bờ: 1- giếng bờ; 2- nhà máy; 3- ống hút; 5- rãnh lưới chắn rác; 6- van lấy nước.

- Khi bãi sông rộng, mực nước sông giao động ít ( dưới 4 m ), trường hợp này nên chọn sơ đồ bố trí loại riêng biệt trên bãi sông : công trình lấy nước đặt ở mép nước

lớn nhất, còn nhà máy đặt trên bãi sông, công trình dẫn nước là kênh hở hoặc ống dẫn tự chảy ( xem Hình 8 - 3 ).

Hình 8 - 3. Sơ đồ bố trí riêng biệt, ống dẫn tự chảy.

- Khi mực nước sông giao động lớn ( từ 10 - 20 m ), để bảo đảm ổn định công trình và giảm giá thành xây dựng nên áp dụng sơ đồ bố trí kết hợp nhà máy với công trình lấy nước ở lòng sông ( xem Hình 8 - 4,a ). Chú ý điều kiện vận tải thủy trên sông. Hoặc có thể chọn sơ đồ bố trí riêng biệt: cửa lấy nước ở lòng sông còn nhà máy trên bờ ( xem Hình 8 - 4,b ).

Hình 8 - 4. Sơ đồ lấy nước ở lòng sông.

- Trong trường hợp lưu lượng hồ nhỏ, mực nước giao động trong phạm vi chiều cao hút nước hs cho phép của máy bơm thì có thể đặt ống hút trên giá đỡ gỗ hoặc trên khung bê tông cốt thép để lấy nước trực tiếp từ sông hồ một cách đơn giảm, kinh tế.

- Đối với trạm bơm lấy nước từ hồ chứa, nếu mực nước giao động không lớn lắm ( đến 8 m ) nên chọn sơ đồ kết hợp ở thượng lưu ( xem Hình 8 - 5 ).

Hình 8 - 5. Sơ đồ kết hợp lấy nước thượng lưu hồ chứa.

1- bể tháo; 2 - bể áp lực; 3- kênh tháo; 4 - tháo nước thừa; 5 - đập đất;

6 - nhà máy;7 - trạm phân phối điện.

- Khi mực nước hồ giao động lớn, nếu đặt trạm ở thượng lưu hoặc trên đập thì khó bảo đảm lấy nước thường xuyên quanh năm mà vận hành phức tạp và tốn kém đầu tư , trường hợp này nên chọn sơ đồ bố trí riêng biệt phía sau đập ( xem Hình 8 - 6 ). Cách bố trí này làm cho công trình trạm bơm đơn giản hơn nhiều vì không trực tiếp chịu áp lực nước thượng lưu. Thường người ta chọn vị trí lấy nước trực tiếp từ cống ngầm. Trường hợp nếu không cho phép lấy nước qua cống ngầm mà phải xây dựng một đường ống riêng qua thân đập thì sẽ phải tăng vốn đầu tư. Lúc này cần so sánh phương án lấy nước này với phương án đặt nhà máy ở thượng lưu, qua so sánh kinh tế - kỹ thuật để chọn phgương án có lợi.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Máy bơm và trạm bơm. OpenStax CNX. Aug 14, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10934/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Máy bơm và trạm bơm' conversation and receive update notifications?

Ask