<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Ngoài ra còn cảm biến nhiệt điện, cảm biến hóa điện,...

*Cảm biến tham số (thụ động): thường được chế tạo từ những trở kháng có một trong các thông số chủ yếu nhạy với đại lượng cần đo. Một mặt giá trị của trở kháng phụ thuộc vào kích thước hình học của mẫu, nhưng mặt khác nó còn phụ thuộc vào tính chất điện của vật liệu như: điện trở suất, từ thẩm, hằng số điện môi. Vì vậy giá trị của trở kháng thay đổi dưới tác dụng của đại lượng đo ảnh hưởng riêng biệt đến tính chất hình học, tính chất điện hoặc đồng thời ảnh hưởng cả hai. Thông số hình học hoặc kích thước của trở kháng có thể thay đổi nếu cảm biến có phần tử chuyển động hoặc phần tử biến dạng.

+Trường hợp khi có phần tử động thì mỗi vị trí của phần tử sẽ tương ứng với một giá trị trở kháng, đo trở kháng sẽ xác định được vị trí đối tượng. Đây là nguyên lí nhiều cảm biến như cảm biến vị trí, cảm biến dịch chuyển.

+Trường hợp cảm biến có phần tử biến dạng, thì sự biến dạng gây nên bởi lực hoặc các đại lượng dẫn đến lực (áp suất, gia tốc) tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp lên cảm biến làm thay đổi trở kháng. Sự thay đổi trở kháng liên quan đến lực tác động lên cấu trúc, nghĩa là tác động của đại lượng cần đo được biến đổi thành tín hiệu điện (hiệu ứng áp trở).

Trở kháng của cảm biến thụ động và sự thay đổi của trở kháng dưới tác dụng của đại lượng cần đo chỉ có thể xác định được khi cảm biến là một thành phần của mạch điện. Trong thực tế tùy từng trường hợp cụ thể mà người ta chọn mạch đo thích hợp với cảm biến. Hình minh họa dưới đây biểu diễn một mạch điện đo điện thế trên bề mặt màng nhạy quang được lắp ráp từ nhiều phần tử.

Bảng 1: Một số loại cảm biến thông dụng

Đại lượng đầu vào Phương pháp thay đổi từ dẫn
-Cảm biến chuyển dịch cơ học- Lực , hoặc áp suất.- Nhiệt độ.- Cường độ từ trường. -Thay đổi khe hở không khí-Dùng một trong hai phương pháp sau:+ Hiệu ứng đàn hồi từ (từ dẫn thay đổi dưới tác dụng của lực hoặc áp lực).+ Độ võng của màng dẻo và chuyển dịch của phần ứng liên kết với chúng thay đổi khe hở không khí.-Thay đổi độ từ thẩm m size 12{m} {} .-Thay đổi độ từ thẩm m size 12{m} {} (cuộn kháng bão hòa).

Bảng 7-2: đặc điểm một số loại cảm biến

Đại lượng cần đo Đặc trưng nhạy cảm Loại vật liệu sử dụng
Nhiệt độ (điện trở suất) Kim loại:Pt,Ni,CuBán dẫn
Bức xạ ánh sáng Bán dẫn
Biến dạng Từ thẩm () Hợp kim Ni,Si pha tạpHợp kim sắt từ
Vị trí (nam châm) Vật liệu từ trở Bi,InSb
Độ ẩm  (hằng số điện môi) LiClAl2O3,Polime
Mức Chất lưu cách điện

Ta chỉ khảo sát ở đây một số loại có nguyên lí làm việc gần với lãnh vực thiết bị điện, các cảm biến còn lại tham khảo các tài liệu khác.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Giáo trình thiết bị điện. OpenStax CNX. Jul 30, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10823/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Giáo trình thiết bị điện' conversation and receive update notifications?

Ask