<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
c.3) Về kết cấu thì rơle số có thể tích thu gọn rất nhiều; một tủ rơle cũ được thay bằng một rơle số hóa. Một tủ rơle số hóa của trạm điện thường chứa xếp chồng hai rơle cao áp lớn, hoặc tám rơle bảo vệ trung áp.
Kết quả là phòng điều khiển trung tâm thu gọn lại tất cả chỉ còn 1 2 tủ rơle, 1 2 tủ thu thập thông tin cho SCADA và 1 2 màn hình SCADA.
c.4) Việc đấu nối dây cho một rơle số chỉ còn lại sáu dây dòng, sáu dây áp, hai dây nguồn và vài cặp dây đi "ĐÓNG", "CẮT". Tất cả đấu vào các cọc ở phía sau của rơle, so với các tủ cũ thi đơn giản hơn nhiều.
c.5) Việc chỉnh đặt, kiểm tra, thử nghiệm đều thực hiện bằng truyền tin giữa rơle và máy tính, rất là giản tiện, đặc biệt nhanh chóng và chính xác.
c.6) Giá thành của rơle số hóa rẻ hơn rơle truyền thống, nói chung chỉ bằng nửa.
Ví du:̣ một tủ rơle truyền thống bảo vệ một đường dây phân phối thì khoảng giá 3000 4000 USD. Trong khi đó một rơle số bảo vệ đường dây phân phối giá chỉ khoảng 1500 2000 USD. Rơle kĩ thuật số (digital): đặc điểm của loại này là trong một mô đun có thể có thể phối hợp nhiều chức năng phức tạp mà các yếu tố đo lường liên quan bằng các mức logic phối hợp được xử lí bởi các mạch số trong bộ vi xử lí, đầu ra là chung cho tín hiệu đóng cắt và tín hiệu báo như hình 6-20.
c.7) Thời gian tác động: thời gian tác động ảnh hưởng nhiều đến sự ổn định của hệ thống. Nếu sự cố được giải quyết càng nhanh thì khả năng duy trì sự ổn định của hệ thống càng cao. Trong rơle tĩnh không có các phần tử quán tính cơ trong chuyển động nên thời gian tác động rất nhanh, thường Ttđ = 0,6ms. Giới hạn tối đa của tốc độ đáp ứng trong thực tế tùy thuộc chế độ quá độ của máy biến dòng hay các phần tử khác.
c.8) Tính chọn lọc: việc xử lí tốt nhất đối với các tình trạng sự cố có nghĩa là chỉ ngừng cung cấp điện cho một số lượng tối thiểu các phụ tải tiêu thụ được bảo vệ, phải đảm bảo sàng lọc chỉ ngắt ra khỏi mạch những thiết bị bị sự cố, còn các thiết bị khác phải vẫn tiếp tục làm việc. Trong trường hợp bảo vệ phức tạp như bảo vệ khoảng cách việc chọn là do khối xử lí trung tâm xác định. Trường hợp bảo vệ đơn giản, việc tạo tính lựa chọn qua các phần tử cơ bản (như đưa thêm vào một mạch trì hoãn thời gian..) để có đặc tính tác động phù hợp trong trường hợp bảo vệ phức tạp. Nếu khi thời gian tác động không được ưu tiên hàng đầu thì có thể chấp nhận một thời gian trì hoãn nào đó để giải quyết sự cố theo điều kiện chọn lọc.
c.9) Tính tin cậy: đảm bảo chỉ tác động và luôn tác động khi cần thiết và chỉ khi cần thiết mà thôi(tức là đảm bảo không tác động sai hay tác động không đúng lúc với thiết bị được bảo vệ). Để đạt được tính đảm bảo làm việc của bảo vệ cần phải có hai điều kiện là:
Notification Switch
Would you like to follow the 'Giáo trình thiết bị điện' conversation and receive update notifications?