<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
+ Quá trình quá độ truyền động điện (QTQĐ TĐĐ) là quá trình làm việc của hệ thống TĐĐ khi chuyển từ trạng thái xác lập này sang trạng thái xác lập khác, khi đó các đại lượng đặc trưng cho hệ thống TĐĐ (I, M, , ...) đều thay đổi theo thời gian.
+ Dựa vào các đặc tính I(t), M(t), (t), n(t) ... ta sẽ xác định được thời gian và tính chất diễn biến của QTQĐ tương ứng với chế độ công nghệ của máy; từ đó đánh giá được mômen cho phép, gia tốc dòng điện trong QTQĐ, cũng như biết được mức độ quá tải của động cơ, và từ đó mà chọn công suất động cơ và các khí cụ, thiết bị điều khiển cho phù hợp.
+ Nguyên nhân có QTQĐ có thể là:
Nguyên nhân khách quan: do tác động ngẫu nhiên (nhiễu loạn) như: mưa, bảo, sét đánh, nhiệt độ thay đổi, điện áp, tần số lưới thay đổi, phụ tải thay đỏi bất thường ...
Nguyên nhân chủ quan: do con người điều khiển hoặc tác động điều khiển các chế độ làm việc khác nhau của hệ thống TĐĐ theo yêu cầu công nghệ như: thay đổi tốc độ, khởi động, hãm, đảo chiều ..., vì các phần tử, các thiết bị có quán tính cơ và quán tính điện từ nên có QTQĐ.
+ Hệ thống TĐĐ có các phần tử điện + cơ nên luôn luôn tồn tại các phần tử tích luỹ năng lượng, do đó mà có quán tính.
Quán tính điện từ: đặc trưng bởi hằng số thời gian điện từ Tđt = , do các phần tử tích luỹ năng lượng điện từ như điện cảm L, tụ điện C.
Quán tính cơ: đặc trưng bởi hằng số thời gian cơ Tc = , do các khâu tích luỹ động năng như mômen quán tính J và khối lượng quán tính m ( là độ cứng đặc tính cơ).
Quán tính nhiệt: được đặc trưng bởi hằng số thời gian nhiệt Tn = , do các phần tử tích luỹ nhiệt năng như nhiệt dung ... (C là nhiệt dung, A là hệ số toả nhiệt).
Thường Tn rất lớn nên ta bỏ qua khi xét QTQĐ, vì QTQĐ có thể đã kết thúc rồi mà quá trình thay đổi nhiệt vẫn còn, cho nên coi như không ảnh hưởng đến QTQĐ đang xét.
Tđt có thể xét đến khi điện cảm L lớn, lúc đó quán tính điện từ tương đương với quán tính cơ.
Còn khi Tđt<<Tc thì bỏ qua quán tính điện từ.
Tc luôn luôn xét đến, vì các phần tử thường có J, m tương đối lớn.
+ Khảo sát QTQĐ sẽ xây dựng được các quan hệ của các đại lượng cơ, điện (n, , I, M ...) theo thời gian (t). Từ đó tính được thời gian QTQĐ.
Như vậy sẽ đánh giá được năng suất máy và nếu cần thiết thì tìm biện pháp giảm thời gian quá độ để tăng năng suất máy.
Hoặc từ đó tính được các gia tốc, lực điện động và sẽ hạn chế không cho vượt quá trị số cho phép.
Đồng thời sẽ tính được sự phát nóng của động cơ theo dòng xác lập và dòng quá độ, từ đó tìm biện pháp khắc phục và chọn công suất động cơ cho phù hợp.
Sau đây sẽ khảo sát một số quá trình quá độ (QTQĐ) thường xảy ra trong hệ thống truyền động điện (TĐĐ) và chủ yếu xét đến hằng số Tc và Tđt.
+ Khảo sát QTQĐ khi chỉ xét đến quán tính cơ (Tc) bỏ qua quán tính điện từ Tđt - gọi tắt là QTQĐ cơ học.
+ Khảo sát QTQĐ cơ học với điều kiện điện áp nguồn là hằng số (Unguồn = const), mômen động Mđộng() tuyến tính là trường hợp đơn giản nhất, có thể coi hệ thuộc loại mẫu cơ học đơn khối, tuy nhiên lại rất hay gặp, vì nó đúng với các dạng đặc tính cơ M(), Mc() là tuyến tính (hình 5-1a), cũng có thể áp dụng cho các động cơ có M() là phi tuyến, nhưng trong phạm vi xét thì M() gần tuyến tính (hình 5-1b), hoặc M() và Mc() là phi tuyến cả nhưng có dạng gần giống nhau, như vậy cũng có thể có Mđộng() gần tuyến tính (hình 5-1c).
Notification Switch
Would you like to follow the 'Giáo trình truyền động điện tự động' conversation and receive update notifications?