<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Quá trình phân loại cơ học được thực hiện trên bề mặt sàng được gọi là sàng hay là tán, còn các máy và thiết bị - máy sàng hay máy phân loại. Bản chất của quá trình là ở chổ hỗn hợp các phần qua các lỗ nhất định của bộ phận làm việc chủ yếu trong máy rây - sàng. Nhờ kích thước sàng khác nhau mà có thể chia hỗn hợp ra thành một số hợp phần cần thiết. Khi lượng sàng trong máy là Z thì có thể nhận được Z+1 hợp phần.
Quá trình phân loại được đánh giá chủ yếu bằng năng suất - lượng nguyên liệu được đưa vào máy phân loại và hiệu suất của máy (%):
trong đó : m1 - khối lượng các hạt được phân loại (lọt sàng), kg;
m - khối lượng của hỗn hợp ban đầu, kg.
Đối với các máy phân loại kiểu rung, hiệu suất đạt gần 90 %, còn đối với các máy khác - 60 70 %.
Hình dạng, độ ẩm của các hạt, chiều dày lớp hỗn hợp hạt trên bề mặt sàng, độ đồng nhất của hỗn hợp hạt, góc nghiêng và biên độ dao động của sàng, kích thước và sự phân bố kích thước lỗ sàng đều ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của máy phân loại. Các hạt tròn dễ sàng hơn so với các hạt có hình bầu dục.
Hiệu suất sàng sẽ giảm khi tăng độ ẩm nguyên liệu cũng như bề dày của nguyên liệu rất lớn hoặc rất nhỏ. Biên độ dao động của sàng cần phải phù hợp để phân chia nhanh các hạt khi sàng rung.
Sàng và sàng đột lỗ. Rây, sàng đột lỗ và ghi đều là bề mặt sàng trong máy phân loại.
Sàng được dùng để phân loại hỗn hợp nghiền gồm các loại sàng luới và sàng vải với lỗ sàng hình vuông, hình bầu dục. Sàng được sản xuất từ các loại dây kim loại, sợi kaprông, sợi tơ và những vật liệu khác.
Trên hình 4.6a,b mô tả các loại sàng dây khác nhau có các lỗ hình vuông và hình chữ nhật. Kích thước của các sàng dây được tiêu chuẩn hoá.
Sàng có số ký hiệu tương ứng với kích thước (mm) quy định của mỗi cạnh lỗ sàng.
Tiết diện làm việc (%) của sàng dây có lỗ hình vuông được tính theo công thức:
trong đó: a - kích thước cạnh lỗ sàng, mm;
d - đường kính của sợi, mm.
Các sàng dây có ưu điểm đáng kể là tiết diện làm việc lớn, đạt 70 %. Nhược điểm là bị bào mòn nhanh và các sợi có khả năng chuyển dịch.
b)c)a)
Hình 4.6. Các dạng sàng dây (a,b) và sàng đột lỗ (c)Sàng đột lỗ được chế tạo bằng những tấm kim loại theo phương pháp dập lỗ trên các máy ép đột lỗ. Các lỗ sàng có thể có những hình dạng khác nhau (hình 4.6 c). Sàng có lỗ hình tròn sẽ đạt hiệu quả hơn trong quá trình sàng.
Lỗ sàng được mở rộng phía dưới có độ côn gần 70 nhằm ngăn mgừa hỗn hợp của các tiểu phần làm bít lỗ.
Chiều dày của tấm kim loại để dập lỗ tròn có đường kính d là: 0,75 d khi d<0,5 mm; 0,7 d khi d = 0,5 10 mm và 0,6 d khi d>10 mm.
Tiết diện hoạt động của sàng đột lỗ thường 50 % và được tính theo công thức :
Notification Switch
Would you like to follow the 'Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp' conversation and receive update notifications?