<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
3. Mặc dù việc xây dựng một mạch Analog thì dễ hơn so với một mạch digital, nhưng so với tiến bộ của ngành điện tử bán dẫn và công nghệ IC đã làm đảo ngược lại. Lý do thứ ba, không chỉ vì các mạch digital thì đáng tin cậy hơn mà trong nhiều trường hợp rất rõ hơn. Việc chế tạo dễ dàng các IC digital cho các mạch phức tạp đã mở ra những khả năng bao quát hơn.
Trong một hệ thống viễn thông mã hoá, ta truyền một "từ" từ một từ vựng ( dictionary ) của các từ bản tin có thể chấp nhận được. Từ ( word ) thu được không chính xác giống như từ trong từ vựng, vì khi truyền nó bị tác động bởi sự méo và nhiễu. Nếu sự sai lạc không lớn lắm, ta thử phỏng định với từ mà từ vựng đã gửi. Đó là điểm căn bản của thông tin mã hoá.
Tiếng nói con người có nhiều tính chất giống một hệ thông tin digital. Khi ta nói, mỗi gói năng lượng ( giữa những lần tạm dừng ) trình bày một tín hiệu lấy ra từ một từ vựng khoảng 25.000 từ ( tuỳ vào số từ trong vốn ngữ vựng của từng người ). Giả sử ta truyền một từ đến một người khác, cái mà kia nhận được không phải là một bản sao hoàn hảo của từ trong từ vựng. Tín hiệu có thể bị méo, bi sai lệch do nhiễu chen vào. Người nhận sẽ nhanh chóng so sánh nó với 25.000 từ trong từ vựng và chọn một từ gần giống với nó nhất. Bằng cách đó, nhiều sai sót có thể được sửa. ( Ta đã đơn giản hoá khả năng của " máy tính người ". Thực ra không chỉ có thế, ta còn xem xét tín hiệu nhận được trong mạch văn của những thông tin nhận được trước đó ).
Loại mã hoá thông tin thông dụng nhất là nhị phân. Ta đổi tín hiệu chứa tin Analog thành một chuỗi các bit 1 và 0 ( mà ta đã biết cách thực hiện ở phần trước ).
Xem kênh mà ngõ vô của nó là hoặc 0 hoặc 1 và ngõ ra là 0 hoặc 1 ( Hình 7.14 ). Bên trái là ngõ vô. Bên phải, ngõ ra. Những đường ngang chỉ sự thu đúng bit, còn những đường chéo chỉ bit - error.
Hình 7.14: Kênh nhị phân
Trên mỗi đường ta chỉ một xác xuất. Pij là xác xuất của sự thu nhận i khi j được gửi đi. Thí dụ, P10 là xác xuất khi một 0 được truyền và nhận sai ở máy thu là 1.
Nếu ta gửi một 1, máy thu phải nhận hoặc 0 hoặc 1. Tương tự như vậy nếu ta gửi một 0. Vậy:
P10 + P00 = P01 + P11 = 1.
Dĩ nhiên ta sẽ thích có một kênh mà P10 = P01 = 0 ( Và hậu quả là P11 = P00 = 1 ).
Phần lớn các hệ viễn thông digital đều có tính chất là P10 = P01 ( và hậu quả, P11 = P00 ). Điều này chỉ rằng xác xuất của sự truyền 1 được nhận sai là 0 thì bằng với xác xuất của sự truyền 0 và được nhận sai là 1. Một kênh có tính chất đó được gọi là kênh đối xứng nhị phân. ( Binary Symetric Channel - BSC ). Hình 7.14b chỉ đặt P10 = P01 = P rồi, P00 = P11 = 1 - P.
Giả sử ta muốn truyền một tín hiệu đến một khoảng cách xa. Trong viễn thông Analog, ta sẽ đặt nhiều mạch khuếch đại dọc theo đường truyền. Tỷ số S/N tại ngõ ra của mỗi mạch khuếch đại thì không lớn hơn tại ngõ vô (thực tế, nó nhỏ hơn là do nhiễu cộng thêm vào). Vậy, nhiễu ngày càng lớn hơn khi khoảng cách gia tăng.
Bây giờ, ta giả sử đổi tín hiệu Analog thành digital gồm một chuỗi bit gồm 0 và 1. Hơn nữa, giả sử rằng ta có thể mô hình hóa kênh như là BSC. Ta tìm xác xuất toàn thể của error ( còn gọi là nhịp độ sai bit ):
Notification Switch
Would you like to follow the 'Cơ sở viễn thông' conversation and receive update notifications?