<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
2. Độ ồn phát ra từ máy nén và bơm
Nếu có catalogue của thiết bị có thể tra được độ ồn của nó. Trong trường hợp không có các số liệu về độ ồn của thiết bị do nhà sản xuất cung cấp, ta có thể tính theo công suất cụ thể như sau:
- Đối với máy nén ly tâm
LpA = 60 + 11.lg(USTR), dBA(9-6)
trong đó :
USTR - Tôn lạnh Mỹ : 1 USTR = 3024 kCal/h
- Đối với máy nén píttông
LPA = 71 + 9.lg(USTR), dBA(9-7)
Khi máy làm việc non tải thì tăng từ 5 đến 13 dB ở các dải tần khác nhau.
Nếu cần tính mức áp suất âm thanh Lp ở các tần số trung tâm thì cộng thêm ở công thức tính LPA (9-7) các giá trị ở bảng dưới đây :
Bảng 9-5
Tần số trung tâm | 63 | 125 | 250 | 500 | 1000 | 2000 | 4000 |
- Máy chiller ly tâm | -8 | -5 | -6 | -7 | -8 | -5 | -8 |
- Máy chiller píttông | -19 | -11 | -7 | -1 | -4 | -9 | -14 |
- Đối với bơm nước tuần hoàn
LPA = 77 + 10.lgHP, dBA(9-8)
HP - Công suất của bơm, HP
Lưu ý : Tất cả các giá trị tính ở trên là ở khoảng cách 1m từ nguồn âm.
3. Tiếng ồn của dòng không khí chuyển động
Tiếng ồn do dòng không khí chuyển động sinh ra do tốc độ dòng quá lớn , do qua các đoạn chi tiết đặc biệt của đường ống và ở các đầu vào ra quạt.
Tiếng ồn của dòng không khí chuyển động là kết quả của hiệu ứng xoáy quanh vật cản, gây ra sự thay đổi về vận tốc, biến dạng đột ngột về dòng chảy và do đó tạo ra sức ép động lực cục bộ của không khí.
Có các dạng gây ồn của dòng không khí chuyển động như sau :
a. Tiếng ồn của dòng không khí thổi thẳng
Trong đoạn ống thẳng , khi tốc độ quá lớn thì độ ồn sẽ có giá trị đáng kể. Tuy nhiên khi thiết kế tốc độ gió đã được chọn và đảm bảo yêu cầu. Thường khi tốc độ trên đường ống <10 m/s thì độ ồn này không đáng kể.
b. Độ ồn tại các vị trí đặc biệt của đường ống
Tại các vị trí đặc biệt như : Rẻ dòng, co thắt dòng, vị trí lắp đặt van ... độ ồn có giá trị đáng kể ngay cả khi tốc độ dòng không khí không cao. Đó là do hiện tượng xoáy tạo nên. Độ ồn tại các vị trí đó được tính như sau :
Laf = Ks + 50lgVcon + 10.lgS + 10.lgD + 10.lgf + K , dB(9-9)
trong đó
Laf - Mức cường độ âm phát sinh ra , dB
Ks - Thông số riêng của kết cấu đường ống;
- Với van điều chỉnh : Ks = -107
- Cút cong có cánh hướng : KS = -107 + 10.lgn với n là số cánh hướng dòng
- Chổ ống chia nhánh : Ks = -107 + L1 + L2
+ L1 - Hệ số hiệu chỉnh độ cong rẻ nhánh, dB. Hệ số này phụ thuộc tỷ số giữa bán kính cong r của chổ chia nhánh với đường kính ống nhánh d
Nếu r/d 0 lấy L1 = 46 dB
Nếu r/d 0,15 lấy L1 = 0
+ L2 - Hệ số hiệu chỉnh độ rối, dB. Bình thường lấy L2 = 0. Nếu ở vị trí đầu nguồn cách vị trí đang xét 5 lần đường kính ống có lắp đặt van điều chỉnh thì người ta mới xét tới đại lượng này. Trong trường hợp này lấy L2 = 1 5 dB tuỳ theo mức độ rối loạn của dòng khí đầu nguồn..
Vcon- Tốc độ không khí tại chổ thắt , hoặc tại ống nhánh, FPM;
V - Lưu lượng không khí qua ống, cfm
FTL - hệ số cản trở
Đối với van điều chỉnh nhiều cánh : FTL = 1 nếu hệ số tổn hao áp suất Cpre = 1. Nếu Cpre 1 thì :
trong đó : CPRE - Là hệ số tổn hao áp suất, là đại lượng không thứ nguyên và được tính theo công thức :
Đối với van điều chỉnh chỉ có 1 cánh :
Notification Switch
Would you like to follow the 'Giáo trình điều hòa không khí và thông gió' conversation and receive update notifications?