<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
- Ảnh hưởng lên sự ra hoa: Sự áp dụng GA ngoại sinh thường ngăn cản sự ra hoa trên cây thân gỗ có hạt kín, đáng chú ý là GA3 và GA4/7 thường ngăn cản và ức chế sự ra hoa trên hầu hết các loại cây ăn trái (Pharis và King, 1985 tổng hợp). Trên cây xoài, Kachru và ctv. (1972) cũng cho rằng chính hàm lượng Gibberellin trong chồi cao đã làm ngăn cản sự ra hoa và gây ra hiện tượng ra trái cách năm bởi vì qua thí nghiệm ông nhận thấy hàm lượng Gibberellin trong chồi ở năm nghịch (off-year) cao hơn trong năm thuận (on-year) và khi phun Gibberrellin ở nồng độ 400 ppm đã làm ức chế sự ra hoa 2 tuần trong năm thuận. Trong giai đoạn phân hóa mầm hoa và giai đoạn đầu của quá trình phân hóa tế bào trong những loài cây ra trái cách năm, sự ra hoa có thể bị ngăn cản bởi sự hiện diện của GA3 và GA4/7 trong trái đang phát triển (Pharis và King tổng hợp, 1985). Turnbull và ctv. (1996) cũng nhận thấy ở Queensland (27 oN), phun GA3 hoặc GA4 ở nồng độ từ 50-200 mg/L sẽ là chậm sự ra hoa 4 tuần trên giống xoài Kensington Pride, Glen và Early Gold nhưng cũng thí nghiệm tương tự trên giống xoài Kensington Pride và Kett ở miền Bắc Queensland (vĩ độ 17 oN) thì hầu như không làm chậm thời gian ra hoa như ở vùng Á nhiệt đới. Khảo sát ảnh hưởng của PBZ lên hàm lượng của GA nội sinh lên sự ra hoa xoài Khiew-Savoey, Tongumpai và ctv. (1997) tìm thấy sự ra hoa tăng đồng thời với sự giảm của hàm lượng GA nội sinh trong chồi ngọn và nếu không kể sự khác nhau giữa các nghiệm thức thì cây xoài bắt đầu ra hoa khi hàm lượng chất như GA (GA-like) nội sinh trong chồi giảm đến mức không phát hiện được và cây được xử lý với nồng độ PBZ cao sẽ ra hoa sớm hơn cây xử lý ở nồng độ thấp. Ảnh hưởng của GA nội sinh trong chồi non lên sự ra hoa trong năm thuận và năm nghịch (on-year và off-year) cũng được Pal và Ram, (1978) nghiên cứu. Kết quả cho thấy rằng hàm lượng GA1, GA3, GA4, GA5, GA7 và GA9 trong chồi non trong năm thuận thấp hơn trong năm nghịch. Từ kết quả nầy tác giả cho rằng chính hàm lượng GA trong chồi cao đã làm cho cây xoài ra hoa kém ở năm nghịch. Nhằm chứng minh cơ chế tác động ức chế sự ra hoa của GA trên cây xoài, Nunez-Elisea và ctv. (1998) đã tiến hành xử lý GA ở nồng độ từ 50-250 mg/L trong điều kiện nhiệt độ thấp thích hợp cho sự ra hoa và nhiệt độ cao thích hợp cho sự sinh trưởng. Kết quả thí nghiệm đã chứng minh rằng GA ngăn cản sự tượng mầm hoa hơn là ngăn cản sự kích thích ra hoa.
Tổng hợp những nghiên cứu về vai trò của Gibberellin lên sự ra hoa xoài, Protacio (2000) cho rằng cây xoài đủ khả năng ra hoa khi hàm lượng Gibberellin trong chồi ở mức thấp nhất hay hàm lượng Gibberellin giảm đến mức không phát hiện được ở giai đoạn 6 tuần trước khi ra hoa (Tongumpai và ctv., 1991). Do đó, biện pháp nhằm làm giảm nồng độ của Gibberellin được tổng hợp trong rễ như biện pháp cắt rễ sẽ thúc đẩy sự ra hoa (Bugante và ctv., 1998). Một hiệu quả chủ yếu của Gibberellin là sự huy động chất carbohydrate bằng cách thúc đẩy sự thoái hóa carbohydrate thành glucose (Jacobsen và Chandler, 1987) do đó trong điều kiện có hàm lượng Gibberellin cao thì tinh bột không thể tích lũy được. Sự giảm hàm lượng Gibberellin còn làm gia tăng hàm lượng ABA. Điều nầy giải thích vì sao sự giảm hàm lượng Gibberellin trong thân dưới một ngưỡng nào đó là yếu tố đầu tiên thúc đẩy quá trình ra hoa.
Notification Switch
Would you like to follow the 'Xử lý ra hoa' conversation and receive update notifications?