<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Các giải thuật này không thoả mãn yêu cầu chờ đợi có giới hạn. Chúng ta hiển thị giải thuật sử dụng chỉ thị TestAndSet trong hình V.-11 dưới đây. Giải thuật này thoả mãn tất cả các yêu cầu miền tương trục.
do{ | |
Waiting[i] = true;key = true;while (waiting[i]&&key) key = TestAndSet(lock);waiting[i] = false; | |
Critical section | |
j = (i + 1) % n;while ((j != i )&&!waiting[j])j = (j + 1 ) % n;if (j == i) lock = false;elsewaiting[j]= false; | |
Remainder section | |
} while(1); |
Hình V‑11 Loại trừ hỗ tương chờ đợi có giới hạn với TestAndSet
Cấu trúc dữ liệu thông thường là:
boolean waiting[n];
booleanlock;
Cấu trúc dữ liệu này được khởi tạo tới false. Để chứng minh rằng loại trừ hỗ tương được thoả, chúng ta chú ý rằng quá trình Pi có thể đưa vào miền tương trục chỉ nếu hoặc waiting[i] ==false hay key == false. Giá trị của key có thể trở thành false chỉ nếu TestAndSet được thực thi. Đối với quá trình đầu tiên, để thực thi TestAndSet sẽ tìm key == false; tất cả quá trình khác phải chờ. Biến waiting[i]có thể trở thành false chỉ nếu quá trình khác rời khởi miền tương trục của nó; chỉ một waiting[i] được đặt false, duy trì yêu cầu loại trừ hỗ tương.
Để chứng minh yêu cầu tiến trình được thoả, chúng ta chú ý rằng các đối số được hiện diện cho việc loại trừ hỗ tương cũng áp dụng được ở đây, vì thế một quá trình thoát khỏi miền tương trục hoặc đặt lock bằng false hay đặt waiting[j] bằng false. Cả hai trường hợp đều cho phép một quá trình đang chờ để đi vào miền tương trục được xử lý.
Để chứng minh yêu cầu chờ đợi được giới hạn được thoả, chúng ta chú ý rằng khi một quá trình rời miền tương trục của nó, nó duyệt qua mảng waiting trong thứ tự tuần hoàn (i + 1, i + 2, …, n – 1, 0, …, i - 1). Nó định rõ quá trình đầu tiên trong thứ tự này mà thứ tự đó ở trong phần đi vào (waiting[j] == true) khi quá trình tiếp theo đi vào miền tương trục. Bất cứ quá trình nào đang chờ để đi vào miền tương trục sẽ thực hiện n – 1 lần. Tuy nhiên, đối với người thiết kế phần cứng, cài đặt các chỉ thị nguyên tử TestAndSet trên bộ đa xử lý không là tác vụ thử nghiệm.
Những giải pháp trên đều phải thực hiện một vòng lặp để kiểm tra liệu nó có được phép vào miền tương trục hay không. Nếu điều kiện chưa thoả, quá trình phải chờ tiếp tục trong vòng lặp kiểm tra này. Các giải pháp buộc quá trình phải liên tục kiểm tra điều kiện để phát hiện thời điểm thích hợp được vào miền tương trục như thế được gọi là các giải pháp chờ đợi bận “busy waiting”. Lưu ý, việc kiểm tra như thế tiêu thụ rất nhiều thời gian sử dụng CPU, do vậy quá trình đang chờ vẫn chiếm dụng CPU. Xu hướng giải quyết vấn đề đồng bộ hoá là nên tránh các giải pháp chờ đợi bận.
Để loại bỏ các bất tiện của của giải pháp chờ đợi bận, chúng ta có thể tiếp cận theo hướng cho một quá trình chưa đủ điều kiện vào miền tương trục chuyển sang trạng thái nghẽn, từ bỏ quyền sử dụng CPU. Để thực hiện điều này, cần phải sử dụng các thủ tục do hệ điều hành cung cấp để thay đổi trạng thái quá trình. Hai thủ tục cơ bản SLEEP và WAKEUP thường được sử dụng cho mục đích này.
Notification Switch
Would you like to follow the 'Hệ điều hành' conversation and receive update notifications?