<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Xây dựng monitor đảm bảo rằng chỉ một quá trình tại một thời điểm có thể được kích hoạt trong monitor. Do đó, người lập trình không cần viết mã ràng buộc đồng bộ hoá như hình V-15 dưới đây:

Hình V‑15 Hình ảnh dưới dạng biểu đồ của monitor

Tuy nhiên, xây dựng monitor như được định nghĩa là không đủ mạnh để mô hình hoá các cơ chế đồng bộ. Cho mục đích này, chúng ta cần định nghĩa các cơ chế đồng bộ hoá bổ sung. Những cơ chế này được cung cấp bởi construct condition. Người lập trình có thể định nghĩa một hay nhiều biến của kiểu condition:

condition x, y;

Chỉ những thao tác có thể gọi lên trên các biến điều kiện là wait và signal. Thao tác

x.wait();

có nghĩa là quá trình gọi trên thao tác này được tạm dừng cho đến khi quá trình khác gọi

x.signal();

thao tác x.signal() thực thi tiếp một cách chính xác một quá trình tạm dừng. Nếu không có quá trình tạm dừng thì thao tác signal không bị ảnh hưởng gì cả; nghĩa là trạng thái x như thể thao tác chưa bao giờ được thực thi (như hình V.-16). Ngược lại, với thao tác signal được gán cùng với semaphores luôn ảnh hưởng tới trạng thái của semaphore.

Bây giờ giả sử rằng, khi thao tác x.signal() được gọi bởi một quá trình P thì có một quá trình Q gán với biến điều kiện x bị tạm dừng. Rõ ràng, nếu quá trình Q được phép thực thi tiếp thì quá trình P phải dừng. Nếu không thì cả hai quá trình P và Q hoạt động cùng một lúc trong monitor. Tuy nhiên, về khái niệm hai quá trình có thể tiếp tục việc thực thi của chúng. Hai khả năng có thể xảy ra:

  1. P chờ cho đến khi Q rời khỏi monitor hoặc chờ điều kiện khác.
  2. Q chờ cho đến khi P rời monitor hoặc chờ điều kiện khác.

Hình V‑16 Monitor với các biến điều kiện

Có các luận cứ hợp lý trong việc chấp nhận khả năng 1 hay 2. Vì P đã thực thi trong monitor rồi, nên chọn khả năng 2 có vẻ hợp lý hơn. Tuy nhiên, nếu chúng ta cho phép quá trình P tiếp tục, biến điều kiện “luận lý” mà Q đang chờ có thể không còn quản lý thời gian Q được tiếp tục. Chọn khả năng 1 được tán thành bởi Hoare vì tham số đầu tiên của nó chuyển trực tiếp tới các qui tắc chứng minh đơn giản hơn. Thoả hiệp giữa hai khả năng này được chấp nhận trong ngôn ngữ đồng hành C. Khi quá trình P thực thi thao tác signal thì quá trình Q lập tức được tiếp tục. Mô hình này không mạnh hơn mô hình của Hoare vì một quá trình không thể báo hiệu nhiều lần trong một lời gọi thủ tục đơn.

Bây giờ chúng ta xem xét cài đặt cơ chế monitor dùng semaphores. Đối với mỗi monitor, một biến semaphore mutex (được khởi tạo 1) được cung cấp. Một quá trình phải thực thi wait(mutex) trước khi đi vào monitor và phải thực thi signal(mutex) sau khi rời monitor.

Vì quá trình đang báo hiệu phải chờ cho đến khi quá trình được bắt đầu lại rời hay chờ, một biến semaphore bổ sung next được giới thiệu, được khởi tạo 0 trên quá trình báo hiệu có thể tự tạm dừng. Một biến số nguyên next_count cũng sẽ được cung cấp để đếm số lượng quá trình bị tạm dừng trên next. Do đó, mỗi thủ tục bên ngoài F sẽ được thay thế bởi

wait(mutex);

. . .

thân của F

if (next_count>0)

signal(next);

else

signal(mutex);

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Hệ điều hành. OpenStax CNX. Jul 31, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10843/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Hệ điều hành' conversation and receive update notifications?

Ask