<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Hình 4-4: a) Sơ đồ thay thế Hệ T - Đ không đảo chiềub) Đặc tính điều chỉnh tốc độ hệ T - Đ.EdIưEa)IdTRclRưđmIc Idb)Ed010đmEd>0Ed<0Ed=0Giới hạn max’0101Id.gđId.ltHTSHNĐCId.blt
Vậy, khi thay đổi góc điều khiển = (0) thì Ed thay đổi từ Ed0 đến - Ed0 và ta sẽ được một họ đặc tính cơ song song nhau nằm ở nửa bên phải của mặt phẳng toạ độ [, I] hoặc [, M]nếu chúng ta chỉ cho một bộ chỉnh lưu làm việc ở chế độ chỉnh lưu (hình 4-4).
Vùng dòng điện gián đoạn bị giới hạn bởi một nửa đường elip với trục tung:
(4-5)
Trong đó: XBA - điện kháng máy biến áp.
Lư - Điện cảm tổng mạch phần ứng.
fl - tần số lưới.
m - số pha chỉnh lưu.
Trong vùng dòng điện gián đoạn (’0<0):
(4-6)
Trong đó: E2m - biên độ sức điện động thứ cấp máy biến áp CL.
Đường giới hạn tốc độ cực đại:
(4-7)
Muốn đảo chiều tốc độ động cơ thì phải dùng hai bộ chỉnh lưu đấu song song ngược - chỉnh lưu kép (hình 4-3), nguyên tắc điều khiển hai bộ chỉnh lưu là:
+ Khi cho bộ CL1 làm việc ở chế độ chỉnh lưu thì CL2 chuẩn bị làm việc ở chế độ nghịch lưu, dòng chỉnh lưu chạy theo chiều dương, tốc độ động cơ quay thuận.
+ Ngược lại, khi cho bộ CL2 làm việc ở chế độ chỉnh lưu thì CL1 chuẩn bị làm việc ở chế độ nghịch lưu, dòng chỉnh lưu chạy theo chiều âm, tốc độ động cơ quay ngược.
Để khỏi truyền năng lượng từ bộ CL này qua bộ CL kia về lưới thì cần thoả mãn điều kiện:
|Ed.NL| |Ed.CL|(4-8)
Để điều khiển hai bộ chỉnh lưu làm việc theo đúng các chế độ yêu cầu thì có thể dùng phương pháp điều khiển chung hoặc điều khiển riêng.
* Phương pháp điều khiển chung: tín hiệu điều khiển được đưa vào cả 2 nhóm van sao cho thoả mãn (4-8). Đối với phương pháp này, có thể xuất hiện dòng điện cân bằng chạy qua 2 bộ chỉnh lưu, không qua tải, gây quá tải cho các van và máy biến áp, cho nên cần hạn chế dòng cân bằng, thường dùng các cuộn kháng cân bằng CK để hạn chế dòng cân bằng.
Trong phương pháp điều khiển chung, khi phối hợp điều khiển kiểu tuyến tính:
1 + 2 = (4-9)
Khi đó, các đặc tính cơ của hệ T - ĐM sẽ gần giống hệ F - Đ (hình 4-5a).
Khi phối hợp điều khiển kiểu phi tuyến (phối hợp không hoàn toàn) thì sẽ có thêm hệ số phi tuyến :
1 + 2 = + (4-10)
Góc phụ thuộc vào các giá trị của 1 và 2 một cách phi tuyến.
Lúc này các đặc tính cơ của hệ T - ĐM có đoạn phi tuyến ở vùng gần trục tung (hình 4-5b).
Hình 4-5: a) Điều khiển chung phối hợp kiểu tuyến tính.b) Điều khiển chung phối hợp kiểu phi tuyến.a)1min0đm-0đmIcId 2max2min1maxb)1min0đm-0đmIcId 2max2min1max1=/21=/2
* Phương pháp điều khiển riêng: tín hiệu điều khiển chỉ được đưa vào bộ CL đang làm việc ở chế độ chỉnh lưu, còn bộ CL kia (không làm việc) không có tín hiệu điều khiển đưa vào, cho nên không có dòng cân bằng.
Trong phương pháp điều khiển riêng cũng có phối hợp điều khiển kiểu tuyến tính và phi tuyến.
Để thay đổi trạng thái làm việc của các bộ CL thì phải dùng thiết bị đặc biệt để chuyển các tín hiệu điều khiển từ bộ CL này sang bộ CL kia. Bởi vậy, khi điều khiển riêng, các đặc tính cơ của hệ sẽ bị gián đoạn ở tại trục tung. Như vậy, khi thực hiện thay đổi chế độ làm việc của hệ sẽ khó khăn hơn và hệ sẽ có tính linh hoạt kém hơn khi điều chỉnh tốc độ.
Notification Switch
Would you like to follow the 'Giáo trình truyền động điện tự động' conversation and receive update notifications?