<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
* Đặc điểm
Nhóm nấm này khá phổ biến, có nhiều loài hoại sinh và gây chết từng phần cây trồng. Alternaria là tác nhân gây nhiễm chính trong nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Bào tử của chúng rất phổ biến trong bụi bặm trong nhà, trong không khí và là tác nhân chính gây dị ứng (Hyde và Williams, 1946), một số bệnh về da và vài rối loạn nghiêm trọng ở cơ thể người.Nhiều loài Alternaria ký sinh trên thực vật. Trên các cá thể thuộc họ Solanaceae (khoai tây), Alternaria cho triệu chứng bệnh rỉ sét sớm hơn là Phytophthora infestans (thuộc lớp Oomycetes, tác nhân gây bệnh rỉ sét muộn (late-blight) ở khoai tây), chỉ riêng Alternaria được gọi là “bệnh rỉ sét sơm”. Triệu chứng sớm của bệnh là những đốm nhỏ màu vàng nâu trên lá, sau đó lan rộng tạo những vết hình nhẫn đồng tâm; Toàn bộ phiến lá, cuống lá, gân lá và thậm chí cả hệ thống mạch dẫn cũng tổn thương đứt gãy do bị nhiễm. Phần còn lại của ống mạch có màu nâu.
Hình 6.3. Alternaria solani trên khoai tây (Solanium tuberosum)(Sharma, 1998)
Alternaria alternata (=A.tenuis) là nguyên nhân gây bệnh “đốm đen” trên lúa mì trong khi A.triticina gây bệnh rỉ sét (thối khô lá) (Bhownik, 1969). A. brassicae và A.brassicicola tấn công trên hạt Brascica (họ cải bắp) còn A.solani (hình 6.3) gây bệnh rỉ sét sớm trên khoai tây và các loài khác thuộc họ Solanaceae; Một vài loài Alternaria khác (với ký chủ của chúng trong ngoặc đơn) là A. citri (trên lá họ cam quít Citrus sp.), A..helianthi (trên hướng dương Helianthus annuus) và A. palandui và A. porri gây cháy lá trên hành tây, tỏi.
Màu nâu sáng, mảnh, phân nhánh mạnh, sợi nấm có vách ngăn trước hết là gian bào, sau đó có thể trở thành nội bào.;Mỗi tế bào thường có nhiều nhân. Theo Knox-Davis (1979) thì những tế bào sinh dưỡng của A.brasicicola chứa từ một tới nhiều nhân, đầu mút tế bào sợi nấm có 27 nhân và những tế bào già có đến 33 nhân.
Giống Alternaria chủ yếu sinh sản bằng cách tạo bào tử đính; Giai đoạn hoàn chỉnh của Alternaria là Pleospora infectoria (hình 6.4) – một loại nấm Loculoascomycetous (Webster, 1980).
Hình 6.4. Một nha bào tử phòng (ascus) của Pleospora infectoria – một loại nấm
Loculoascomycetous – giai đoạn hoàn chỉnh của Alternaria (Sharma, 1998)
Bào tử đính phát triển trên cuống bào tử đính ngắn, sậm màu và thường vô định hình; Một bào tử phát triển như là chồi ngọn của tế bào đỉnh trên cuống bào tử đính (hình 6.5. A-D); Nó không phát triển bằng cách thắt eo và mở rộng phần chót tế bào của cuống bào tử. Những bào tử non được phân cách bằng vách ngăn ngang (hình 6.5. E) với sự phát triển của vành hình khuyên vào bên trong (Campbell,1970); Trung tâm mỗi vách ngăn có một lỗ thông nội chất giữa các tế bào của bào tử, sau đó một số tế bào phân cách bởi vách ngăn dọc (hình 6.5. F). Nhóm bào tử với vách ngăn và dọc như thế được gọi là dạng quả dâu (muriform) hoặc bào tử lưới (dictyospore), thường thì phần chóp bào tử nảy chồi và cuối cùng tạo thành sợi của bào tử (hình 6.5. G).
Đôi khi chồi có thể phát triển từ tế bào thấp hơn hay gắn vào bào tử tạo nên nhánh của sợi bào tử (hình 6.5. H-I). Sự mở rộng thêm của sợi bào tử sẽ ngưng khi có sự bịt kín lỗ nền bào tử; Bào tử chín là một quả thể nhiều nhân có vách ngang và dọc; Nó được bao quanh bởi 2 lớp vách, tầng ngoài có sắc tố của tế bào, tầng trong trong suốt (Campbel, 1969, 1970).
Notification Switch
Would you like to follow the 'Giáo trình môn nấm học' conversation and receive update notifications?