<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Tổng quan

Mục tiêu

Sau khi học xong chương này, sinh viên cần phải nắm:

  • Khái niệm về trừu tượng hóa, kiểu dữ liệu do người lập trình định nghĩa.
  • Mục đích của việc định nghĩa kiểu dữ liệu.
  • Phân biệt các hình thức xác định sự tương đương giữa các kiểu dữ liệu

Nội dung cốt lõi

  • Trừu tượng hoá
  • Kiểu dữ liệu do người dùng định nghĩa.
  • Xác định sự tương đương giữa các kiểu dữ liệu

Kiến thức cơ bản cần thiết

Kiến thức và kĩ năng lập trình căn bản

Sự phát triển của khái niệm kiểu dữ liệu

Sự phát triển của khái niệm kiểu dữ liệu là sự phát triển chủ yếu của ngôn ngữ lập trình trong những năm 70. Trong những ngôn ngữ cũ như FORTRAN và COBOL đã bắt đầu có khái niệm về kiểu.

Ý niệm đầu tiên về sự định nghĩa kiểu là một tập hợp các giá trị mà một biến có thể nhận. Kiểu dữ liệu trong các ngôn ngữ cũ này luôn luôn gắn liền với các biến riêng lẻ, do đó mỗi một phép khai báo biến phải đặt tên cho một biến và định nghĩa kiểu của nó. Do đó nếu một chương trình sử dụng nhiều biến có kiểu giống nhau thì mỗi một biến phải được khai báo riêng.

Bước tiếp theo của sự phát triển khái niệm kiểu được nghiên cứu trong Pascal. Trong đó cho phép đặt tên cho một kiểu, tức là một tập giá trị nào đó. Phép khai báo biến chỉ cần tên biến và tên kiểu đã định nghĩa chứ không cần định nghĩa lại kiểu.

Bước cuối cùng của sự phát triển khái niệm kiểu là: Kiểu không chỉ là một tập hợp các đối tượng dữ liệu mà còn là một tập hợp các phép toán có thể thao tác trên các đối tượng dữ liệu này.

Trừu tượng hóa

Khái niệm trừu tượng hóa

Trừu tượng hóa là một phương pháp giúp người lập trình biết cách tập trung vào những vấn đề, những thuộc tính bản chất của chương trình mà bỏ qua các thuộc tính không cần thiết. Nó là một vũ khí chống lại độ phức tạp của chương trình, mục đích của nó là đơn giản hóa quá trình lập trình.

Có hai loại trừu tượng hóa cơ bản trong ngôn ngữ lập trình là trừu tượng hóa quá trình và trừu tượng hóa dữ liệu.

Trừu tượng hóa quá trình

Trừu tượng hóa quá trình là việc phân chia chương trình thành những chương trình con. Mỗi chương trình con đảm nhiệm một tác vụ nào đó và được đặc trưng bởi một cái tên.

Ở cấp độ chương trình chính chúng ta chỉ gọi thực hiện các chương trình con, thông qua các tên chương trình con, để thực hiện các tác vụ mà chương trình con đó đảm trách. Như vậy, ở chương trình chính, chúng ta chỉ quan tâm đến kết quả của chương trình con mang lại mà không cần biết chi tiết cài đặt bên trong chương trình con đó.

Ví dụ để viết một chương trình quản lý, ta có thể viết theo hai cách, cách thứ nhất không phân chia thành các chương trình con và cách thứ hai có sử dụng chương trình con.

Đối với phương pháp thứ nhất, ta thấy toàn bộ chương trình được viết trong chương trình chính, điều này làm cho chương trình chính rất rườm rà, khó đọc hiểu, khó kiểm soát, khó sửa lỗi,...

Đối với phương pháp thứ hai, trong chương trình chính ta chỉ thấy tên các chương trình con (nhap_du_lieu, xu_ly_du_lieu, xuat_du_lieu) và thông qua các tên này ta biết rõ chương trình chính làm những việc gì còn bản thân các việc ấy được làm như thế nào thì ta không cần biết.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Ngôn ngữ lập trình. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10783/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Ngôn ngữ lập trình' conversation and receive update notifications?

Ask