<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Sản phẩm | Chỉ tiêu | ||||||
Tuần lễ | |||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | ||
A | |||||||
Tổng nhu cầu | 20 | 20 | 50 | 50 | 30 | 30 | |
Tồn kho đầu kỳ | 70 | 50 | 30 | 30 | 30 | 50 | |
Yêu cầu sản xuất | - | - | 50 | 50 | 50 | 50 | |
Tồn kho cuối kỳ | 50 | 30 | 30 | 30 | 50 | 70 | 260 |
B | |||||||
Tổng nhu cầu | 30 | 30 | 40 | 40 | 40 | 30 | |
Tồn kho đầu kỳ | 50 | 80 | 50 | 70 | 90 | 50 | |
Yêu cầu sản xuất | 60 | - | 60 | 60 | - | 60 | |
Tồn kho cuối kỳ | 80 | 50 | 70 | 90 | 50 | 80 | 420 |
Bây giờ ta quan sát kỹ hơn sự tính toán đối với sản phẩm A trong lịch trình sản xuất ở trên (tương tự như vậy đối với sản phẩm B).
Khi đơn hàng được đưa vào lịch trình sản xuất, hiệu quả của các trung tâm sản xuất phải được kiểm tra. Kiểu kiểm tra sơ khởi này của lịch trình sản xuất đôi khi được gọi là hoạch định năng lực sơ bộ, mục tiêu của nó là xác định mọi tuần lễ của lịch trình sản xuất trong đó có hiện tượng quá tải hay dưới tải của năng lực sản xuất xảy ra và xét lại lịch trình sản xuất.
Tuần | Tồn kho đầu kỳ | Tổngnhu cầu | Cân bằng | Yêu cầusản xuất | Tồn khocuối kỳ |
(1) | (2) | (3) | (4)=(2)-(3) | (5) | (6)=(2)+(5)-(3) |
1 | 70 | 20 | 50 | - | 50 |
2 | 50 | 20 | 30 | - | 30 |
3 | 30 | 50 | -20 | 50 | 30 |
4 | 30 | 50 | -20 | 50 | 30 |
5 | 30 | 30 | 0 | 50 | 50 |
6 | 50 | 30 | 20 | 50 | 70 |
Ví dụ 6.4: Xí nghiệp nói ở ví dụ 6.3 nêu trên muốn xác định xem lịch trình sản xuất vừa lập có quá tải hay dưới tải ở dây chuyền lắp ráp thành phẩm 2 sản phẩm A&B. Năng lực sản xuất của dây chuyền này là 100 giờ/tuần. Mỗi sản phẩm A cần 0,9 giờ và mỗi sản phẩm B cần 1,6 giờ của dây chuyền nói trên.
a.Tính số giờ thực sự cần thiết đến dây chuyền trên để sản xuất cho cả 2 sản phẩm. So sánh tải của năng lực lắp ráp thành phẩm có sẵn mỗi tuần và cho tổng 6 tuần lễ.
b.Năng lực của dây chuyền lắp ráp hiện có có phù hợp cho việc thực hiện lịch trình sản xuất trên không?
c.Bạn đề nghị thay đổi gì đối với lịch trình sản xuất?
d. Giả sử cuối kỳ trước xí nghiệp này đang sản xuất sản phẩm A và họ muốn tìm kế hoạch sắp xếp lịch trình sản xuất để giảm thiểu chi phí. Nếu biết chi phí chuyển đổi máy móc thiết bị là 100.000 đồng/lần chuyển và chi phí cho việc tồn trữ sản phẩm A là 800 đồng/sản phẩm/tuần, sản phẩm B là 500 đồng/sản phẩm/tuần.
Bài giải.
a. Dựa trên lịch sản xuất sơ bộ của ví dụ 6.3, ta tính tải trong mỗi tuần và cho 6 tuần, so sánh tải với năng lực dây chuyền lắp ráp.
Sản phẩm | Chỉ tiêu | ||||||
Giờ lắp ráp hàng tuần | |||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | Tổng | |
A | |||||||
Sản xuất | - | - | 50 | 50 | 50 | 50 | |
Giờ lắp ráp | - | - | 45 | 45 | 45 | 45 | |
B | |||||||
Sản xuất | 60 | - | 60 | 60 | - | 60 | |
Giờ lắp ráp | 96 | - | 96 | 96 | - | 96 | |
Tổng (giờ) cần sản xuất | 96 | - | 141 | 141 | 45 | 141 | 564 |
Năng lực sản xuất (giờ) | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 600 |
b. Năng lực sẵn có của dây chuyền là 600 giờ cho 6 tuần lễ và lịch trình sản xuất yêu cầu 564 giờ, so với năng lực sản xuất của xí nghiệp thì đơn vị này đủ sức để thực hiện số lượng sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào thời điểm nhu cầu khách hàng cần mới tiến hành sản xuất thì lịch trình sản xuất phân bố không đều, cụ thể là quá tải sản xuất ở tuần 3, 4, 6 và dưới tải ở tuần 1, 2, 5. Do đó cần phải điều chỉnh lịch trình sản xuất cho hợp lý.
c. Việc cân bằng hàng tuần tốt hơn nếu một số lô sản phẩm dời vào những tuần lễ sớm hơn của lịch trình, đảm bảo việc sản xuất tương đối ổn định trong kỳ. Do đó cần tính toán và đưa ra các khảng năng có thể thực hiện để góp phần giảm chi phí sản xuất. Kết quả sau khi điều chuyển các lô sản phẩm đến nơi sản xuất hợp lý, người có thẩm quyền ra quyết định chính thức để thực hiện, nên lịch này gọi là lịch trình sản xuất chính.
Khả năng 1: Chuyển 1 lô sản phẩm A ở tuần 4 sang tuần 3;
Chuyển 1 lô sản phẩm A ở tuần 6 sang tuần 5;
Chuyển 1 lô sản phẩm B ở tuần 3 sang tuần 2.
Kết quả sau khi điều chỉnh các lô sản xuất thích hợp
Sản phẩm | Chỉ tiêu | ||||||
Giờ lắp ráp hàng tuần | |||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | Tổng | |
A | |||||||
Sản xuất | - | - | 100 | - | 100 | - | |
Giờ lắp ráp | - | - | 90 | - | 90 | - | |
B | |||||||
Sản xuất | 60 | 60 | - | 60 | - | 60 | |
Giờ lắp ráp | 96 | 96 | - | 96 | - | 96 | |
Tổng (giờ) cần sản xuất | 96 | 96 | 90 | 96 | 90 | 96 | 564 |
Năng lực sản xuất (giờ) | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 600 |
Việc sửa đổi này sẽ có tải tốt hơn trên dây chuyền lắp ráp, nhưng bù lại, một số lượng tồn kho sẽ phải thêm vào do việc sản xuất những lô này sớm hơn.
Khả năng 2: Chuyển 1 lô sản phẩm A ở tuần 3 sang tuần 2;
Chuyển 1 lô sản phẩm A ở tuần 4 sang tuần 2;
Chuyển 1 lô sản phẩm A ở tuần 6 sang tuần 5.
Kết quả sau khi điều chỉnh các lô sản xuất thích hợp
Sản phẩm | Chỉ tiêu | ||||||
Giờ lắp ráp hàng tuần | |||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | Tổng | |
A | |||||||
Sản xuất | - | 100 | - | - | 100 | - | |
Giờ lắp ráp | - | 90 | - | - | 90 | - | |
B | |||||||
Sản xuất | 60 | - | 60 | 60 | - | 60 | |
Giờ lắp ráp | 96 | - | 96 | 96 | - | 96 | |
Tổng (giờ) cần sản xuất | 96 | 90 | 96 | 96 | 90 | 96 | 564 |
Năng lực sản xuất (giờ) | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 600 |
d. Dựa trên lịch trình sản xuất chính ở câu c, ta tính toán chi phí để hoàn thành khối lượng sản xuất đáp ứng đúng và đủ nhu cầu khách hàng trong kỳ với chi phí thấp nhất.
Theo khả năng 1: Với thông tin ở câu d, ta biết đơn vị đang sản xuất sản phẩm A ở tuần trước (kỳ kế hoạch trước), nhưng tuần thứ 1 đơn vị lại sản xuất sản phẩm B nên phải sắp xếp máy móc thiết bị cho tương thích với việc sản xuất sản phẩm B (chuyển đổi máy móc thiết bị). Sang tuần thứ 2, đơn vị vẫn tiếp tục sản xuất sản phẩm B, do đó không cần sắp xếp máy móc thiết bị; tương tự như vậy,... Như vậy trong kỳ kế hoạch này đơn vị chuyển đổi máy móc thiết bị 5 lần, mỗi lần tốn kém chi phí là 100.000 đồng, tổng cộng mất 500.000 đồng.
Ngoài ra đơn vị còn tốn chi phí cho việc tồn trữ, vì phải sản xuất trước thời điểm so với nhu cầu. Do đó cần phải xác định số lượng hàng lưu kho của từng loại sản phẩm sản xuất trong kỳ. Công thức tính toán số lượng hàng lưu kho thực tế phát sinh trong kỳ của 1 loại sản phẩm như sau:
Lượng hàng tồn kho sơ bộ, tính toán dựa vào lịch sản xuất sơ bộ lúc ban đầu của lịch trình sản xuất chính. Tồn kho sơ bộ của sản phẩm A là 260 sản phẩm, sản phẩm B là 420 sản phẩm. Như vậy, tổng chi phí cho khả năng 1 là:
Theo khả năng 2: chúng ta tính tương tự như vậy,
So sánh giữa 2 khả năng trên thì ta chọn khả năng 1 có lợi thế về chi phí hơn.
Notification Switch
Would you like to follow the 'Lý thuyết và bài tập quản trị sản xuất đại cương' conversation and receive update notifications?