<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
- Chi phí tồn trữ trong kỳ là: 700sản phẩm * 5.000đồng/sản phẩm/tháng = 3.500.000 đồng
Tổng chi phí là:TC1= 49.000.000 + 3.500.000 = 52.500.000 đồng
Kế hoạch 2: Giữ mức sản xuất ổn định ở mức thấp nhất là 45 sản phẩm/ngày trong suốt kỳ kế hoạch 6 tháng, để giảm được chi phí tồn trữ, nhưng phát sinh chi phí làm thêm giờ do thiếu hụt hàng hóa phải sản xuất thêm giờ.
- Tổng số sản phẩm được sản xuất trong kỳ kế hoạch là.
45 sản phẩm/ngày * 140 ngày = 6.300 sản phẩm.
- Chi phí lương sản xuất trong giờ.
6.300sản phẩm * 1,4giờ/sản phẩm * 5.000 = 44.100.000 đồng
- Số sản phẩm còn thiếu hụt là 7.000 - 6.300 = 700 sản phẩm.
Có thể hợp đồng phụ với chi phí tăng thêm là:
700sản phẩm * 10.000đồng/sản phẩm = 7.000.000 đồng
Tổng chi phí là: TC2a = 44.100.000 + 7.000.000 = 51.100.000 đồng.
Có thể yêu cầu công nhân sản xuất thêm giờ cho số thiếu hụt.
700sản phẩm * 1,4giờ/sản phẩm * 7.000đồng/sản phẩm = 6.860.000 đồng
Tổng chi phí là:TC2b = 44.000.000 + 6.860.000 = 50.960.000 đồng.
So sánh 2 khả năng sản xuất nêu trên, ta chọn khả năng yêu cầu công nhân làm thêm giờ thì tổng chi phí là 50.960.000 đồng, thấp hơn so với khả năng hợp đồng phụ với đơn vị liên kết. Như vậy ta chọn khả năng làm thêm giờ đại điện cho kế hoạch này.
Kế hoạch 3: Sản xuất theo nhu cầu của khách hàng, nếu nhu cầu tăng thì thuê thêm công nhân, nếu nhu cầu giảm thì sa thải công nhân.
- Chi phí trả lương công nhân:
7.000sản phẩm * 1,4giờ/sản phẩm * 5.000đồng/sản phẩm = 49.000.000 đồng.
- Chi phí thuê thêm công nhân: 600sản phẩm * 7.000đồng/sản phẩm = 4.200.000 đồng.
- Chi phí sa thải công nhân: 300sản phẩm * 8.000đồng/sản phẩm = 2.400.000 đồng.
Tổng chi phí thực hiện kế hoạch này là:
TC3 = 49.000.000 + 4.200.000 + 2.400.000 = 55.600.000 đồng
Tháng | Nhu cầu | Sản xuất | Thuê thêm | Sa thải |
1 | 1.200 | 1.200 | - | - |
2 | 900 | 900 | - | 300 |
3 | 1.000 | 1.000 | 100 | - |
4 | 1.200 | 1.200 | 200 | - |
5 | 1.200 | 1.200 | - | - |
6 | 1.500 | 1.500 | 300 | - |
Tổng | 7.000 | 7.000 | 600 | 300 |
Tương tự như vậy, chúng ta đưa ra càng nhiều kế hoạch thì có khả năng chọn được kế hoạch sản xuất có tổng chi phí thực hiện thấp nhất. Dựa trên kết quả của 3 kế hoạch trên thì ta chọn kế hoạch 2 với giải pháp thứ 2 có tổng chi phí nhỏ nhất là 50.960.000 đồng.
Mô hình toán học cho hoạch định tổng hợp:
Một số phương pháp hoạch định tổng hợp được phát triển khi việc sử dụng vi tính và nghiên cứu về tác nghiệp phát triển. Những phương pháp này đòi hỏi việc lập kế hoạch năng lực cho hệ thống sản xuất trong khả năng sẵn có của nguồn lực sản xuất và nhu cầu tổng hợp.
Ví dụ 6.2: minh họa cách tiếp cận của chương trình tuyến tính cho việc hoạch định tổng hợp.
Một nhà lập lịch trình sản xuất phải xây dựng kế hoạch tổng hợp cho 2 quí của năm sau. Phân xưởng được tự động hóa cao, sản xuất thiết bị đồ họa cho thị trường máy vi tính. Công ty ước tính có 700 đơn vị sẽ cần vận chuyển đến khách hàng trong quí đầu tiên và 3.200 đơn vị trong quí thứ 2. Thời gian hao phí lao động cần thiết để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm là 5 giờ và chỉ có sẵn 9.000 giờ lao động chính thức cho từng quí. Giờ làm thêm có thể dùng, nhưng công ty có chính sách giới hạn giờ làm thêm không quá 10% giờ lao động chính thức. Chi phí cho lao động trong giờ là 12.000 đồng/giờ, nếu làm thêm là 18.000 đồng/giờ; chi phí tồn trữ là 50.000 đồng/sản phẩm/quí. Hỏi có bao nhiên đơn vị được sản xuất trong giờ, ngoài giờ và tồn trữ ?
Notification Switch
Would you like to follow the 'Lý thuyết và bài tập quản trị sản xuất đại cương' conversation and receive update notifications?