<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Các bước trong hoạch định tổng hợp:
Bắt đầu với doanh số bán dự báo cho từng sản phẩm với số lượng được bán trong từng thời kỳ (thường là tuần, tháng hay quí) và kế hoạch dự phóng (thường là 6 tháng hay 18 tháng)
Tổng hợp tất cả dự báo sản phẩm hay dịch vụ riêng lẻ thành nhu cầu tổng hợp. Nếu các sản phẩm không thể cộng được do các đơn vị không đồng nhất, ta phải qui về đơn vị đo lường đồng nhất để có thể cộng và liên kết đầu ra tổng hợp cho năng lực sản xuất.
Biến đổi nhu cầu tổng hợp của từng thời kỳ thành lao động, vật liệu, máy móc và các phần tử khác của năng lực sản xuất cần thiết.
Xây dựng sơ đồ nguồn lực chọn lựa cho việc cung cấp năng lực sản xuất cần thiết để hỗ trợ cho nhu cầu tổng hợp tăng dần.
Lựa chọn một kế hoạch về năng lực sản xuất trong số những giải pháp đề ra phù hợp với nhu cầu tổng hợp và mục tiêu của tổ chức.
Ví dụ 6.1: Một cơ sở sản xuất lốp xe đạp dự đoán nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong 6 tháng tới, căn cứ vào nguồn nguyên liệu và năng lực sản xuất của xí nghiệp. Đơn vị xác định số ngày sản xuất trong mỗi tháng như sau:
Tháng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | Tổng |
Nhu cầu | 1.200 | 900 | 1.000 | 1.200 | 1.200 | 1.500 | 7.000 |
Số ngày sản xuất | 25 | 20 | 21 | 22 | 26 | 26 | 140 |
Biết các thông tin về chi phí như sau:
- Chi phí tồn trữ hàng hóa là 5.000đồng/sản phẩm/tháng.
- Chi phí thực hiện hợp đồng phụ là 10.000 đồng/sản phẩm.
- Mức lương trung bình làm việc trong thời gian qui định là 5.000đồng/giờ.
- Mức lương công nhân làm việc thêm giờ là 7.000đồng/giờ.
- Thời gian hao phí lao động cần thiết để chế tạo 1 sản phẩm mất 1,4 giờ.
- Chi phí khi mức sản xuất tăng thêm (chi phí huấn luyện, thuê thêm công nhân...) là 7.000đồng/sản phẩm tăng thêm.
- Chi phí khi mức sản xuất giảm (sa thải công nhân) là 8.000đồng/sản phẩm giảm.
Hãy lập kế hoạch sản xuất để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng trong 6 tháng tới sao cho tổng chi phí phát sinh là thấp nhất.
Bài giải:
Căn cứ vào nhu cầu tiêu thụ sản phẩm và số ngày sản xuất của đơn vị, ta xác định được nhu cầu sản xuất bình quân mỗi ngày ở từng tháng như sau.
Tháng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | Tổng |
Nhu cầu | 1.200 | 900 | 1.000 | 1.200 | 1.200 | 1.500 | 7.000 |
Số ngày | 25 | 20 | 21 | 22 | 26 | 26 | 140 |
Nhu cầu ngày | 48 | 45 | 48 | 55 | 47 | 58 | 50 |
Dựa vào nhu cầu mỗi ngày cần sản xuất, ta biểu diễn qua đồ thị dưới đây.
Kế hoạch 1: Áp dụng kế hoạch thay đổi mức dự trữ bằng cách sản xuất ở mức ổn định trung bình là 50 sản phẩm/ngày trong suốt kỳ kế hoạch 6 tháng.
Trước tiên ta lập bảng tính, cột sản xuất được tính toán bằng cách là lấy số ngày sản xuất thực tế ở mỗi tháng nhân với lượng trung bình sản xuất mỗi ngày là 50 sản phẩm. Kết quả bảng tính như sau.
Tháng | Nhu cầu | Sản xuất | Tồn đầu kỳ | Phát sinh | Tồn cuối kỳ |
1 | 1.200 | 1.250 | - | + 50 | 50 |
2 | 900 | 1.000 | 50 | +100 | 150 |
3 | 1.000 | 1.050 | 150 | + 50 | 200 |
4 | 1.200 | 1.100 | 100 | -100 | 100 |
5 | 1.200 | 1.300 | 100 | +100 | 200 |
6 | 1.500 | 1.300 | 200 | -200 | - |
Tổng | 7.000 | 7.000 | 700 |
Tồn kho cuối kỳ = Tồn kho đầu kỳ + Sản xuất Nhu cầu
Xác định chi phí thực hiện kế hoạch này bao gồm 2 khoản mục phí là:
- Chi phí lương cho công nhân sản xuất trong giờ để hoàn thành 7.000 sản phẩm là:
7.000 sản phẩm * 1,4 giờ/sản phẩm * 5.000 = 49.000.000 đồng.
Notification Switch
Would you like to follow the 'Lý thuyết và bài tập quản trị sản xuất đại cương' conversation and receive update notifications?