<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Một khả năng khác là phần (slice) thời gian giữa hai hàng đợi. Mỗi hàng đợi nhận một phần thời gian CPU xác định, sau đó nó có thể định thời giữa các quá trình khác nhau trong hàng đợi của nó. Thí dụ, trong hàng đợi giao tiếp-nền, hàng đợi giao tiếp được cho 80% thời gian của CPU cho giải thuật RR giữa các quá trình của nó, ngược lại hàng đợi nền nhận 20% thời gian CPU cho các quá trình của nó theo cách FCFS.
Thông thường, trong giải thuật hàng đợi đa cấp, các quá trình được gán vĩnh viễn tới hàng đợi khi được đưa vào hệ thống. Các quá trình không di chuyển giữa các hàng đợi. Nếu có các hàng đợi riêng cho các quá trình giao tiếp và các quá trình nền thì các quá trình không di chuyển từ một hàng đợi này tới hàng đợi khác vì các quá trình không thay đổi tính tự nhiên giữa giao tiếp và nền. Cách tổ chức có ích vì chi phí định thời thấp nhưng thiếu linh động và có thể dẫn đến tình trạng “đói CPU”.
Hình IV‑6 Các hàng đợi phản hồi nhiều cấp
Tuy nhiên, định thời hàng đợi phản hồi đa cấp (multilevel feedback queue scheduling) cho phép một quá trình di chuyển giữa các hàng đợi. Ý tưởng là tách riêng các quá trình với các đặc điểm chu kỳ CPU khác nhau. Nếu một quá trình dùng quá nhiều thời gian CPU thì nó sẽ được di chuyển tới hàng đợi có độ ưu tiên thấp. Cơ chế này để lại các quá trình hướng nhập/xuất và các quá trình giao tiếp trong các hàng đợi có độ ưu tiên cao hơn. Tương tự, một quá trình chờ quá lâu trong hàng đợi có độ ưu tiên thấp hơn có thể được di chuyển tới hàng đợi có độ ưu tiên cao hơn. Đây là hình thức của sự hóa già nhằm ngăn chặn sự đói CPU.
Thí dụ, xét một bộ định thời hàng đợi phản hồi nhiều cấp với ba hàng đợi được đánh số từ 0 tới 2 (như hình IV.6). Bộ định thời trước tiên thực thi tất cả quá trình chứa trong hàng đợi 0. Chỉ khi hàng đợi 0 rỗng nó sẽ thực thi các quá trình trong hàng đợi 1. Tương tự, các quá trình trong hàng đợi 2 sẽ được thực thi chỉ nếu hàng đợi 0 và 1 rỗng. Một quá trình đến hàng đợi 1 sẽ ưu tiên hơn quá trình đến hàng đợi 2. Tương tự, một quá trình đến hàng đợi 0 sẽ ưu tiên hơn một quá trình vào hàng đợi 1.
Một quá trình đưa vào hàng đợi sẳn sàng được đặt trong hàng đợi 0. Một quá trình trong hàng đợi 0 được cho một định mức thời gian là 8 mili giây. Nếu nó không kết thúc trong thời gian này thì nó sẽ di chuyển vào đuôi của hàng đợi 1. Nếu hàng đợi 0 rỗng thì quá trình tại đầu của hàng đợi 1 được cho định mức thời gian là 16 mili giây. Nếu nó không hoàn thành thì nó bị chiếm CPU và được đặt vào hàng đợi 2. Các quá trình trong hàng đợi 2 được chạy trên cơ sở FCFS chỉ khi hàng đợi 0 và 1 rỗng.
Giải thuật định thời này cho độ ưu tiên cao nhất tới bất cứ quá trình nào với chu kỳ CPU 8 mili giây hay ít hơn. Một quá trình như thế sẽ nhanh chóng nhận CPU, kết thúc chu kỳ CPU của nó và bỏ đi chu kỳ I/O kế tiếp của nó. Các quá trình cần hơn 8 mili giây nhưng ít hơn 24 mili giây được phục vụ nhanh chóng mặc dù với độ ưu tiên thấp hơn các quá trình ngắn hơn. Các quá trình dài tự động rơi xuống hàng đợi 2 và được phục vụ trong thứ tự FCFS với bất cứ chu kỳ CPU còn lại từ hàng đợi 0 và 1.
Notification Switch
Would you like to follow the 'Hệ điều hành' conversation and receive update notifications?