<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Để cài đặt định thời RR, chúng ta quản lý hàng đợi sẳn sàng như một hàng đợi FIFO của các quá trình. Các quá trình mới được thêm vào đuôi hàng đợi. Bộ định thời CPU chọn quá trình đầu tiên từ hàng đợi sẳn sàng, đặt bộ đếm thời gian để ngắt sau 1 định mức thời gian và gởi tới quá trình.

Sau đó, một trong hai trường hợp sẽ xảy ra. Quá trình có 1 chu kỳ CPU ít hơn 1 định mức thời gian. Trong trường hợp này, quá trình sẽ tự giải phóng. Sau đó, bộ định thời biểu sẽ xử lý quá trình tiếp theo trong hàng đợi sẳn sàng. Ngược lại, nếu chu kỳ CPU của quá trình đang chạy dài hơn 1 định mức thời gian thì độ đếm thời gian sẽ báo và gây ra một ngắt tới hệ điều hành. Chuyển đổi ngữ cảnh sẽ được thực thi và quá trình được đặt trở lại tại đuôi của hàng đợi sẳn sàng. Sau đó, bộ định thời biểu CPU sẽ chọn quá trình tiếp theo trong hàng đợi sẳn sàng.

Tuy nhiên, thời gian chờ đợi trung bình dưới chính sách RR thường là quá dài. Xét một tập hợp các quá trình đến tại thời điểm 0 với chiều dài thời gian CPU-burst được tính bằng mili giây:

Quá trình Thời gian xử lý
P1 24
P2 3
P3 3

Nếu sử dụng định mức thời gian là 4 mili giây thì quá trình P1 nhận 4 mili giây đầu tiên. Vì nó yêu cầu 20 mili giây còn lại nên nó bị trưng dụng CPU sau định mức thời gian đầu tiên và CPU được cấp tới quá trình tiếp theo trong hàng đợi, quá trình P2. Vì P2 không cần tới 4 mili giây nên nó kết thúc trước khi định mức thời gian của nó hết hạn. Sau đó, CPU được cho tới quá trình kế tiếp, quá trình P3. Một khi mỗi quá trình nhận 1 định mức thời gian thì CPU trả về quá trình P1 cho định mức thời gian tiếp theo. Thời biểu RR là:

0 4 7 10 14 18 22 26 30

Thời gian chờ đợi trung bình là 17/3=5.66 mili giây.

Trong giải thuật RR, không quá trình nào được cấp phát CPU cho nhiều hơn 1 định mức thời gian trong một hàng. Nếu chu kỳ CPU của quá trình vượt quá 1 định mức thời gian thì quá trình đó bị trưng dụng CPU và nó được đặt trở lại hàng đợi sẳn sàng. Giải thuật RR là giải thuật trưng dụng CPU.

Nếu có n quá trình trong hàng đợi sẳn sàng và định mức thời gian là q thì mỗi quá trình nhận 1/n thời gian CPU trong các phần, nhiều nhất q đơn vị thời gian. Mỗi quá trình sẽ chờ không dài hơn (n-1)x q đơn vị thời gian cho tới khi định mức thời gian tiếp theo của nó. Thí dụ, nếu có 5 quá trình với định mức thời gian 20 mili giây thì mỗi quá trình sẽ nhận 20 mili giây sau mỗi 100 mili giây.

Năng lực của giải thuật RR phụ thuộc nhiều vào kích thước của định mức thời gian. Nếu định mức thời gian rất lớn (lượng vô hạn) thì chính sách RR tương tự như chính sách FCFS. Nếu định mức thời gian là rất nhỏ (1 mili giây) thì tiếp cận RR được gọi là chia sẻ bộ xử lý (processor sharing) và xuất hiện (trong lý thuyết) tới người dùng như thể mỗi quá trình trong n quá trình có bộ xử lý riêng của chính nó chạy tại 1/n tốc độ của bộ xử lý thật.

Hình IV‑3 Hiển thị một định mức thời gian nhỏ hơn tăng chuyển đổi ngữ cảnh như thế nào

Tuy nhiên, trong phần mềm chúng ta cũng cần xem xét hiệu quả của việc chuyển đổi ngữ cảnh trên năng lực của việc định thời RR. Chúng ta giả sử rằng chỉ có 1 quá trình với 10 đơn vị thời gian. Nếu một định mức là 12 đơn vị thời gian thì quá trình kết thúc ít hơn 1 định mức thời gian, với không có chi phí nào khác. Tuy nhiên, nếu định mức là 6 đơn vị thời gian thì quá trình cần 2 định mức thời gian, dẫn đến 1 chuyển đổi ngữ cảnh. Nếu định mức thời gian là 1 đơn vị thời gian thì 9 chuyển đổi ngữ cảnh sẽ xảy ra, việc thực thi của quá trình bị chậm như được hiển thị trong hình IV.3 .

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Hệ điều hành. OpenStax CNX. Jul 31, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10843/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Hệ điều hành' conversation and receive update notifications?

Ask