<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Đánh giá giải thuật

Chúng ta chọn một giải thuật định thời CPU cho một hệ thống xác định như thế nào? Có nhiều giải thuật định thời, mỗi giải thuật với các tham số của riêng nó. Do đó, chọn một giải thuật có thể là khó.

Vấn đề đầu tiên là định nghĩa các tiêu chuẩn được dùng trong việc chọn một giải thuật. Các tiêu chuẩn thường được định nghĩa trong thuật ngữ khả năng sử dụng CPU, thời gian đáp ứng hay thông lượng. Để chọn một giải thuật, trước hết chúng ta phải định nghĩa trọng số quan trọng của các thước đo này. Tiêu chuẩn của chúng ta có thể gồm các thước đo như:

  • Khả năng sử dụng CPU tối đa dưới sự ràng buộc thời gian đáp ứng tối đa là 1 giây.
  • Thông lượng tối đa như thời gian hoàn thành (trung bình) tỉ lệ tuyến tính với tổng số thời gian thực thi.

Một khi các tiêu chuẩn chọn lựa được định nghĩa, chúng ta muốn đánh giá các giải thuật khác nhau dưới sự xem xét. Chúng ta mô tả các phương pháp đánh giá khác nhau trong những phần dưới đây

Mô hình quyết định

Một loại quan trọng của phương pháp đánh giá được gọi là đánh giá phân tích (analytic evaluation). Đánh giá phân tích dùng giải thuật được cho và tải công việc hệ thống để tạo ra công thức hay số đánh giá năng lực của giải thuật cho tải công việc đó.

Một dạng đánh giá phân tích là mô hình xác định (deterministic modeling). Phương pháp này lấy tải công việc đặc biệt được xác định trước và định nghĩa năng lực của mỗi giải thuật cho tải công việc đó.

Thí dụ, giả sử rằng chúng ta có tải công việc được hiển thị trong bảng dưới. Tất cả 5 quá trình đến tại thời điểm 0 trong thứ tự được cho, với chiều dài của thời gian chu kỳ CPU được tính bằng mili giây.

Quá trình Thời gian xử lý
P1 10
P2 29
P3 3
P4 7
P5 12

Xét giải thuật định thời FCFS, SJF và RR (định mức thời gian=10 mili giây) cho tập hợp quá trình này. Giải thuật nào sẽ cho thời gian chờ đợi trung bình tối thiểu?

Đối với giải thuật FCFS, chúng ta sẽ thực thi các quá trình này như sau:

P1 P2 P3 P4 P5
0 10 39 42 49 61

Thời gian chờ đợi là 0 mili giây cho quá trình P1, 32 mili giây cho quá trình P2, 39 giây cho quá trình P3, 42 giây cho quá trình P4 và 49 mili giây cho quá trình P5. Do đó, thời gian chờ đợi trung bình là (0 + 10 + 39 + 42 + 49)/5= 28 mili giây.

Với định thời không trưng dụng SJF, chúng ta thực thi các quá trình như sau:

P3 P4 P1 P5 P2
0 3 10 20 32 61

Thời gian chờ đợi là 10 mili giây cho quá trình P1, 32 mili giây cho quá trình P2, 0 mili giây cho quá trình P3, 3 mili giây cho quá trình P4, và 20 giây cho quá trình P5. Do đó, thời gian chờ đợi trung bình là (10 + 32 + 0 + 3 + 20)/5= 13 mili giây.

Với giải thuật RR, chúng ta thực thi các quá trình như sau:

P1 P2 P3 P4 P5 P2 P5 P2
0 10 20 23 30 40 50 52 61

Thời gian chờ đợi là 0 mili giây cho quá trình P1, 32 mili giây cho quá trình P2, 20 mili giây cho quá trình P3, 23 mili giây cho quá trình P­4, và 40 mili giây cho quá trình P5. Do đó, thời gian chờ đợi trung bình là (0 + 32 + 20 + 23 + 40)/5 = 23 mili giây.

Trong trường hợp này, chúng ta thấy rằng, chính sách SJF cho kết quả ít hơn ½ thời gian chờ đợi trung bình đạt được với giải thuật FCFS; giải thuật RR cho chúng ta giá trị trung gian.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Hệ điều hành. OpenStax CNX. Jul 31, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10843/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Hệ điều hành' conversation and receive update notifications?

Ask