<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Tương ứng với ba kiểu lắp đặt khối đã xét, ta có:

  1. Căn cứ vào tổ chức số từ trong khối bộ nhớ mà số bit trong địa chỉ xác định vị trí từ cần đọc trong khối. Cách này đúng với cả ba cách xếp đặt khối đã xét.
  2. Phần nhận dạng số thứ tự khối sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào cách xếp đặt khối, trường chỉ số khối được so sánh với nhãn của cache để xác định khối trong cache.

Dữ liệu được bộ xử lý đọc cùng lúc với việc đọc nhãn. Phần chỉ số khối của khối trong bộ nhớ trong được so sánh với bảng tương quan để xác định khối có nằm trong cache hay không. Để chắc rằng nhãn chứa thông tin đúng đắn (tức là khối có chứa từ mà bộ xử lý cần đọc-ghi), nếu việc so sánh nhãn của khối cache giống với số thứ tự khối, bit đánh dấu (Valid bit) phải được bật lên. Ngược lại, kết quả so sánh được bỏ qua. Bộ xử lý căn cứ vào phần xác định từ trong khối để đọc (ghi) dữ liệu từ (vào) cache.

  • Đối với kiểu tương ứng trực tiếp, phần nhận dạng chỉ số khối được chia thành hai phần:
  • Phần chỉ số khối cache: chỉ ra số thứ tự khối cache tương ứng cần xem xét.
  • Phần nhãn: so sánh tương ứng với nhãn của khối cache được chỉ ra bởi phần chỉ số khối.
Chỉ số khối trong bộ nhớ
Nhãn Chỉ số khối cache
Địa chỉ từ cần đọc trong khối
  • Đối với kiểu hoàn toàn phối hợp, phần nhận dạng chỉ số khối trong địa chỉ sẽ được so sánh với nhãn của tất cả các khối cache.
Chỉ số khối Địa chỉ từ cần đọc trong khối
  • Đối với kiểu phối hợp theo tập hợp, phần nhận dạng chỉ số khối được chia thành hai phần:
  • Phần chỉ số tập hợp: chỉ ra số thứ tự tập hợp trong cache cần xem xét.
  • Phần nhãn: so sánh tương ứng với nhãn của các khối cache thuộc tập hợp được chỉ ra bởi phần chỉ số tập hợp.
Chỉ số khối bộ nhớ
Nhãn Chỉ số tập hợp
Địa chỉ từ cần đọc trong khối

Ví dụ: phân tích địa chỉ một từ trong được cho ở trên, địa chỉ xác định một từ trong bộ nhớ có 10 bit, tuỳ theo cách xếp đặt khối mà ta có thể phân tích địa chỉ này thành các thành phần như sau:

Đối với kiểu tương ứng trực tiếp:

  • Đối với kiểu hoàn toàn phối hợp:
  • Đối với kiểu phối hợp theo tập hợp, giả sử cache gồm 4 tập hợp, mỗi tập hợp gồm hai khối:

Trả lời câu hỏi 3: Khối nào phải được thay thế trong trường hợp thất bại cache (thay thế khối)?

Khi có thất bại cache, bộ điều khiển cache thâm nhập bộ nhớ trong và chuyển khối mà bộ xử lý cần đọc (ghi) vào cache. Như vậy, khối nào trong cache sẽ bị thay thế bới khối mới được chuyển lên. Đối với kiểu tương ứng trực tiếp, vị trí đặt khối không có sự lựa chọn, nó được xác định bởi trường chỉ số khối cache trong địa chỉ của từ cần đọc (ghi). Nếu cache là kiểu hoàn toàn phối hợp hay phối hợp theo tập hợp thì khi thất bại phải chọn lựa thay thế trong nhiều khối. Có bốn chiến thuật chủ yếu dùng để chọn khối thay thế trong cache:

  • Thay thế ngẫu nhiên: để phân bố đồng đều việc thay thế, các khối cần thay thế trong cache được chọn ngẫu nhiên.
  • Khối xưa nhất (LRU: Least Recently Used): các khối đã được thâm nhập sẽ được đánh dấu và khối bị thay thế là khối không được dùng từ lâu nhất.
  • Vào trước ra trước (FIFO: First In First Out): Khối được đưa vào cache đầu tiên, nếu bị thay thế, khối đó sẽ được thay thế trước nhất.
  • Tần số sử dụng ít nhất (LFU: Least Frequently Used): Khối trong cache được tham chiếu ít nhất

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Giáo trình kiến trúc máy tính. OpenStax CNX. Jul 30, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10818/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Giáo trình kiến trúc máy tính' conversation and receive update notifications?

Ask